Vĩnh Linh vững vàng trên hành trình hội nhập và phát triển

Phương Nga |

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Ngày 25/8/1954, tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi Vĩnh Linh qua cầu Hiền Lương vào Nam.

Đã 69 năm đi qua trên mảnh đất địa đầu giới tuyến một thời đầy máu lửa kiên trung, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) hôm nay đã có những bước tiến quan trọng, toàn diện về kinh tế - xã hội để vững vàng trên hành trình hội nhập và phát triển.

Để đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển quê hương, Đảng bộ huyện Vĩnh Linh qua các kỳ đại hội đã đưa ra nhiều nghị quyết chuyên đề mang tính đột phá, các chính sách, chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế. Cùng với sự đoàn kết, đồng hành, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đã tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng phù hợp nền kinh tế thị trường với tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 23,4%, công nghiệp -xây dựng chiếm 31,6%, thương mại - dịch vụ chiếm 45%.

Huyện Vĩnh Linh tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông -Ảnh: P.N
Huyện Vĩnh Linh tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông -Ảnh: P.N

Đặc biệt, với chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, phát triển các vùng sản xuất tập trung, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Linh đã xây dựng thành công 4 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực với tổng diện tích trên 10.400 ha.

Bao gồm vùng sản xuất hồ tiêu với diện tích 1.300 ha; trong đó có 31 ha được chứng nhận sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam, 4,5 ha được chứng nhận sản xuất theo chuẩn quốc tế. Vùng sản xuất lúa hàng hóa với hơn 2.600 ha; nổi bật có 221 ha thực hiện sản xuất liên kết và 144 ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Vùng nuôi tôm thâm canh với diện tích 330 ha, trong đó 22 ha áp dụng phương pháp nuôi công nghệ cao. Vùng chuyên canh cây cao su tập trung với diện tích trên 6.775 ha.

Nhóm ngành CN-TTCN có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15-18%/năm liên tục trong hơn mười năm qua. Toàn huyện hiện có 1 khu CN, 1 cụm CN và trên 1.075 cơ sở sản xuất CN với các ngành nghề chủ yếu như cơ khí, chế biến thủy sản, lâm sản, nông sản, mủ cao su, tinh dầu, sản xuất gạch, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc... Riêng lĩnh vực thương mại - dịch vụ, hiện có trên 5.100 cơ sở kinh doanh đang hoạt động.

Đặc biệt, du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Huyện nổi tiếng với các hình thức du lịch như tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải..., du lịch nghỉ dưỡng sinh thái với các điểm đến như bãi tắm Cửa Tùng, bãi tắm Vĩnh Thái, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, mũi Trèo, mũi Lay, các homstay... Trung bình mỗi năm địa phương đón khoảng 80 ngàn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Tổng giá trị sản xuất bình quân hằng năm của huyện tăng từ 10-12%. Chỉ tính riêng trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, tổng thu ngân sách tăng bình quân mỗi năm 24,8%, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 5.016 tỉ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55,3 triệu đồng/năm. Cùng với đó, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đem lại diện mạo mới cho các bản làng, thôn xóm. Toàn huyện đã có 13/15 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 44 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đạt 7/9 tiêu chí huyện NTM.

Kinh tế phát triển đã trở thành nền tảng vững chắc và tạo ra động lực cho lĩnh vực văn hóa- xã hội phát triển toàn diện. Để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước, Đảng bộ và Nhân dân Vĩnh Linh đặc biệt quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch phù hợp, đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Đến thời điểm hiện tại, số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện là 42/51, đạt tỉ lệ 82%. Huyện đã cơ bản hoàn thành những mục tiêu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ II, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ II.

Công tác an sinh xã hội, chăm lo, giúp đỡ người nghèo trở thành nét đẹp truyền thống của Nhân dân Vĩnh Linh trong nhiều năm qua. Đồng hành với Quỹ “Vì người nghèo”, triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm hay trong tổ chức, vận động, chăm lo người nghèo đã góp thực hiện thắng lợi chương trình giảm nghèo bền vững của huyện. Hiện tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của huyện giảm còn 2,89%, tỉ lệ người dân tham gia BHYT đạt 96,7%.

Trung bình hằng năm tạo việc làm mới cho trên 1.942 lao động. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu. Đến cuối năm 2023 đã có 142/149 thôn, bản, khu phố được công nhận văn hóa, đạt 95,3%; 113/113 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt danh hiệu văn hóa, đạt 100%.

Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Công tác xây dựng Đảng, mặt trận và các tổ chức đoàn thể tiếp tục được chú trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên. Trung bình hằng năm có 89,8% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 14,5% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 87,3% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 21,8% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương qua 69 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân huyện Vĩnh Linh tiếp tục nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra để xây dựng quê hương Vĩnh Linh ngày càng giàu đẹp, văn minh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Nỗ lực hoàn thiện hạ tầng giao thông vùng núi

Lê Trường |

Xác định hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, những năm qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tập trung nguồn lực, tranh thủ hỗ trợ từ các cấp, ngành để từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa của huyện.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông động lực

Lê Minh |

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng khi cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương đi kiểm tra thực địa việc triển khai dự án Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây, tỉnh Quảng Trị - giai đoạn 1 và dự án Đường hai đầu cầu dây văng sông Hiếu - giai đoạn 1 vào chiều nay 7/8.

Mưa lũ ở miền Nam gây thiệt hại nặng nề: 5 người chết, giao thông bị chia cắt

Thanh Mai |

Mưa lớn liên tiếp nhiều ngày ở phía Nam gây ngập, sạt lở khiến giao thông bị chia cắt, 5 người tử vong, hai mất tích, hàng trăm nhà hư hại.

Dự kiến xe điện chiếm 30% tổng số phương tiện giao thông tại Lào

PV |

Mới đây, Bộ Năng lượng và Mỏ phối hợp với tổ chức quốc tế tại Lào tổ chức Diễn đàn trao đổi giữa khối nhà nước và tư nhân nhằm xúc tiến sử dụng xe điện tại Lào nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.