Sinh viên Lào trải nghiệm sống cùng người dân Đà Nẵng

Võ Văn Dũng |

Hàng năm, trung bình có khoảng gần 100 em sinh viên Lào tham gia Chương trình homestay tại thành phố Đà Nẵng, qua đó rất nhiều quan hệ kết nghĩa bố mẹ-con, anh-chị-em Việt-Lào được hình thành.


Sáng 5/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam-Lào thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổng Lãnh sự quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Đà Nẵng tổ chức “Lễ phát động và tiếp nhận sinh viên Lào về ở nhà dân (homestay) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022.”

Hoạt động trên nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022).

Người dân giới thiệu về phòng ngủ đã chuẩn bị cho sinh viên Lào. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)
Người dân giới thiệu về phòng ngủ đã chuẩn bị cho sinh viên Lào. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay Chương trình này triển khai từ năm 2011 đến nay đã trở thành điểm sáng, mô hình tiêu biểu được học tập, nhân rộng trong cả nước.

Hàng năm, trung bình có khoảng gần 100 em sinh viên Lào tham gia Chương trình homestay tại thành phố Đà Nẵng; qua đó rất nhiều quan hệ kết nghĩa bố mẹ-con, anh-chị-em Việt-Lào được hình thành, là hạt nhân nuôi dưỡng và phát triển quan hệ khăng khít giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Lào anh em.

Đặc biệt, năm 2022, các gia đình sẽ tiếp tục đón các em sinh viên Lào về ở nhà mình trong 3 tuần.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh với trách nhiệm của chính quyền địa phương và truyền thống nhân hậu và hiếu khách của người dân Đà Nẵng, các em sinh viên sẽ cảm nhận được cuộc sống gia đình ấm cúng, yêu thương, gắn bó.

Các em có cơ hội nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt, gắn bó hơn với cuộc sống của người dân thành phố...

Đại diện chính quyền địa phương tặng quà cho các sinh viên Lào về sống tại nhà dân. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)
Đại diện chính quyền địa phương tặng quà cho các sinh viên Lào về sống tại nhà dân. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Ông Souphanh Hadaoheuang, Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Đà Nẵng, cho rằng Chương trình có ý nghĩa sâu sắc; mở ra cơ hội cho học sinh, sinh viên Lào hiểu thêm về phong tục tập quán và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam; rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách sâu sắc hơn ngoài môi trường giáo dục trong nhà trường.

Theo ông Souphanh Hadaoheuang, từ năm 2002 đến nay, Đại học Đà Nẵng đã tiếp nhận hơn 1.000 sinh viên Lào sang học tập tại trường.

Đến nay, nhiều người đã trưởng thành sau khi ra trường, một số đã trở thành những cán bộ chủ chốt, những nhân viên giỏi và doanh nghiệp thành đạt với năng lực toàn diện.

 (Nguồn: TTXVN)

Giảng viên bị phạt 5-10 triệu và phải xin lỗi công khai khi xúc phạm sinh viên

Thanh Mai |

Giảng viên nếu kỷ luật sinh viên sai quy định thì phải hủy bỏ quyết định, khôi phục quyền học tập với sinh viên.

Tiếp sức đến trường cho 100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Q.H |

Ngày 29/10, tại TP. Đông Hà, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn, Đài PT-TH Quảng Trị tổ chức trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, nhà tài trợ cùng đông đảo phụ huynh, tân sinh viên, học sinh tham dự chương trình.

Chỉ hơn 50% sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành nghề đào tạo

PV |

Ngày 8/10, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp cùng Hệ sinh thái Giáo dục và Nghề nghiệp – VitanEdu tổ chức hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời – Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0”.

Đại học Đà Nẵng tham vấn xử lý kỷ luật giảng viên nhờ sinh viên thi hộ

Võ Văn Dũng |

Cô N.T.H.P, giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, đã nhờ một sinh viên thi hộ khóa học “Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 2.”