Bộ VHTTDL công bố Danh mục 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Minh Thu |

Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận lần này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định công nhận thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Ngữ văn dân gian.

Trong 10 di sản được công bố lần này, có Lễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội được tổ chức vào các ngày 20-23/2 Âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh, người đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248.

Lễ hội đền Bà Triệu tái hiện hình tượng anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Đông Ngô. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)
Lễ hội đền Bà Triệu tái hiện hình tượng anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Đông Ngô. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

Lễ hội đền Bà Triệu thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân, tôn vinh trước những cống hiến, hy sinh lớn lao của Bà Triệu và các nghĩa sỹ đối với công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc ta đồng thời khơi dậy nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu đời đậm đà bản sắc xứ Thanh.

Ngoài Lễ hội đền Bà Triệu, 9 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục lần này gồm: Nghề làm tàu hũ ky của xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa các huyện: Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang, Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang; Lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang; Hát sắc bùa của người Mường, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa; Lễ hội Mường Xia, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Lễ mừng thọ của người M'nông, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; Lời nói vần của người Ê-đê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk; Lễ hội Chùa Bà-Cảng thị nước mặn, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; Nghề dệt thổ cẩm của người M'nông, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Theo quyết định, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

 (Nguồn: Vietnam+)

Tọa đàm khoa học xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội A Riêu Piing

Kăn Sương |

Ngày 5/7, Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hướng Hóa, Đakrông tổ chức tọa đàm khoa học xây dựng Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội A Riêu Piing.

Festival Huế 2022: Lễ hội đường phố "Sắc màu văn hoá"

Phan Bảo Phú |

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” diễn ra diễn ra vào khung giờ 16h00 - 18h00 của các ngày 26-27-28/6/2022. Chương trình được tổ chức trên hầu hết các tuyến đường chính của thành phố Huế. 

Bun Bang Fai- lễ hội cầu mưa của người Lào

Phan Bảo Phú |

Cứ đến tháng 6 hàng năm, chuẩn bị vụ mùa mới, khi đồng ruộng còn khô, người dân Lào tổ chức Bun Bang Fai - Lễ hội bắn pháo cầu mưa, mong một mùa sản xuất thuận lợi, bội thu.

Độc đáo Lễ hội hoa lan Đà Nẵng

Trần Lê Lâm |

Trong hai ngày 21 và 22/5, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với Câu lạc bộ hoa lan Đà Nẵng thuộc Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ hội hoa lan Đà Nẵng năm 2022 tại khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (Đà Nẵng).