BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VĂN HÓA, ẨM THỰC TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY (EWEC):

Cheo cá - thứ nước chấm đặc trưng của đồng bào Pa Cô

Hoạ My |

Nhắc đến ẩm thực của người miền núi miền tây Quảng Trị không thể không nhắc đến những món nước chấm lạ, hấp dẫn và mang nét đặc trưng rất riêng.

Các món ăn của đồng bào miền núi khá phong phú, tạo ấn tượng mạnh cho những ai ngay trong lần đầu thưởng thức. Người đồng bào miền núi  Pa Cô là một trong số những đồng bào thích ăn cay. Chính vì thế, trong bất kỳ món ăn nào của họ cũng có ớt. Ớt có thể chế biến tươi hoặc khô tùy vào mỗi món.

Nước chấm Cheo cá
Nước chấm cheo cá.

Quan niệm về ăn uống của người miền núi cũng rất đơn giản, song trong hương vị hay trong cách chế biến, mỗi món ăn có những nét tinh tế riêng. Một nét đặc trưng rõ nhất chính là vị cay của một loại ớt. Đây cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong món cheo cá hấp dẫn của bà con.

Một trong những món góp phần tạo nên hương vị riêng của ẩm thực miền núi là món cheo cá  chấm xôi đặc trưng. Đây là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của đồng bào.

Cheo cá được dùng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và ăn cháo,  cơm. Cheo cá nhiều loại. Nguyên liệu chính là:  cá sông nướng, ớt, muối, mak khén (một loại hạt tiêu rừng có mùi thơm và vị cay nồng), tỏi, mì chính.

Cách chế biến khá đơn giản: Cá suối nướng  không lọc xương, ớt khô rang  lên cho thơm và giòn để lấy vị cay, và mak khén, riềng rừng thái nhỏ, đâm mịn rang lên - tất cả giã chung là có thể cho ta một bát cheo ngon miệng.

 
Cá suối nướng dùng để chế biến nước chấm Chéo cá 

Mỗi món ăn khi ăn cùng cheo cá đều trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đó là sự tổng hợp hương vị quen thuộc của món ăn khi quện với cheo cá thì lại có vị cay của ớt, vị nồng của riềng, vị tê tê của mắc khén, vị ngòn ngọt của cá suối cùng mùi thơm của rau mùi.

Đến với núi rừng để thưởng thức bát  cheo bao giờ cũng đỏ lựng ớt, nhón một chút xôi hay một miếng măng chấm vào bát cheo rồi đưa lên miệng thưởng thức, cảm nhận bao mùi vị lan tỏa nơi đầu lưỡi, xuýt xoa vì cay quá nhưng sao vẫn thấy hấp dẫn vô cùng. Cái vị cay cay, tê tê cứ dần ngấm vào mình, cảm giác đó khiến bạn khó có thể quên được.

Với hầu hết người Pa Cô, trong bữa cơm hàng ngày mà không có cheo cá, thì cảm thấy thiếu thiếu và bữa cơm trở thành nhạt nhẽo. Cá để làm cheo phải là cá suối hay cá mát (một loại cá được coi là đặc sản ở vùng miền núi dọc miền Trung), cá sống ở đầu nguồn, khi đó thịt mới đậm đà, đem  nướng lên để gác bếp nhưng không để quá khô, sau đó giã nát cùng với muối và ớt khô, bỏ thêm tý hạt tiêu rừng và ngò gai thì rất hấp dẫn thực khách.

 
Cheo cá kết hợp với các thức ăn khác nhau

Cheo cá ngon thì phải đảm bảo rất nhiều yếu tố. Tiêu chí đầu tiên, món ăn phải có mùi thơm và toát lên vị ấm nồng của ớt, mùi thơm của tiêu rừng, riềng rừng.

 Ngày nay, cheo cá được sử dụng rộng rãi trong đời sống ẩm thực của người Pa Cô. Nhất là vào các dịp lễ hội thì món ăn này dành để tiếp khách quý. Không những vậy, đây còn là món quà cho những người con xa quê. Món ăn giản dị và mộc mạc như chính cuộc sống của đông đảo đồng bào Pa Cô nơi miền cao xứ Quảng này.

TAGS

Người dẫn đường lên “nóc nhà Quảng Trị”

Hoàng Táo |

Giữa cánh rừng già rậm rạp, dốc dựng đứng, Hồ Văn Ma vừa gùi cõng gần 20kg lương thực, một tay cầm rựa phát cây dọn cỏ, phăm phăm tạo đường, chỉ lối cho đoàn gần 10 người phía sau trực chỉ đỉnh Voi Mẹp - “nóc nhà Quảng Trị”.

Quảng Trị: Khánh thành Đền thờ vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương

Tiến Nhất |

Ngày 13/7, tại Khu di tích quốc gia Tân Sở (thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) đã diễn ra lễ khánh thành Đền thờ vua Hàm Nghi cùng các tướng sĩ Cần Vương. 

Nghé xáo lá lốt, đặc sản của đất Hướng Hoá

Nguyễn Ngọc Tuân |

Thử tìm hiểu về cách chế biến món thịt trâu nghé xáo lá lốt đậm chất Quảng Trị, làm say đắm du khách khi đến với miền Tây đất lửa anh hùng.

Tò mò dẫn dụ du lịch Tây Nguyên

Văn Công Hùng |

Trong phong trào nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch như hiện nay, nhất là khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên tiếng kêu gọi người Việt đi du lịch trong nước để kích cầu du lịch (như lời kêu gọi giải cứu các thứ một dạo, từ trái cây tới thịt lợn), thì Tây Nguyên nổi lên như một mỏ tiềm năng lớn.