Du khách quốc tế quan tâm tới Việt Nam sau chính sách visa điện tử mới

PV |

Du khách Pháp dẫn đầu mức tăng về số lượt tìm kiếm nơi lưu trú ở Việt Nam, tiếp theo là du khách đến từ Hà Lan, New Zealand, Đức, Hoa Kỳ với mức tăng từ 38-45% sau chính sách visa mới.

Chính sách đổi mới cấp thị thực điện tử (e-visa) nâng thời hạn lên 90 ngày cho du khách đến Việt Nam đang tiến dần đến thời gian có hiệu lực từ ngày 15/8/2023, nhận được sự quan tâm của ngành du lịch trong và ngoài nước.

Theo nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, số lượt tìm kiếm thông tin chính sách đổi mới này của du khách tăng 33% trong 2 tuần ngay sau khi Quốc hội thông qua và công bố.

 

Báo cáo vừa công bố của nền tảng du lịch trực tuyến Agoda cho thấy chính sách đổi mới cấp thị thực điện tử của Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của du khách trên toàn thế giới ngay sau khi công bố và số lượt quan tâm đang có xu hướng tăng lên.

Dẫn đầu mức tăng về số lượt tìm kiếm nơi lưu trú là của du khách đến từ Pháp, tăng 72% so với 2 tuần trước đó.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hà Lan, New Zealand, Đức, Hoa Kỳ... cũng ghi nhận mức tăng từ 38-45% về lượt quan tâm du lịch đến Việt Nam.

Theo đại diện Agoda, phân tích dữ liệu của nền tảng này tập trung vào khách du lịch bay chặng dài đến từ Bắc Mỹ, EU, Australia, New-Zealand... vướng phải chính sách visa nghiêm ngặt hơn so với việc nhập cảnh các nước Đông Nam Á khác và rộng hơn là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Những du khách này thường phải di chuyển bằng các chuyến bay khứ hồi dài và đắt đỏ hơn, khiến họ có xu hướng lên kế hoạch đi nghỉ dài hạn hơn so với du khách đến từ các khu vực gần lân cận. Chính vì vậy, sự linh hoạt và thông thoáng hơn trong quy trình cấp visa, cùng hoạt động quảng bá, tăng cường chuyến bay kết hợp đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam.

Các dữ liệu nghiên cứu khảo sát cũng chỉ ra rằng có nhiều tín hiệu tích cực đối với mục tiêu thu hút 8 triệu khách du lịch của Việt Nam vào cuối năm 2023.

Thêm vào đó, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đón khoảng 5,57 triệu du khách, là cơ sở cho phép ngành du lịch kỳ vọng đạt được mục tiêu đã đề ra.

Điển hình, sau khi Việt Nam đưa ra chính sách đổi mới cấp thị thực điện tử nâng thời hạn lên 90 ngày cho công dân Ấn Độ, thì từ vị trí thứ 8, nước này đã vươn lên trở thành thị trường quốc tế có lượng đặt phòng lớn thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc.

Ghi nhận thực tế, mới đây đoàn khách MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác) gần 500 khách của công ty HDFC ERGO General Insurance, Ấn Độ đã đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Đoàn khách MICE này đã tham dự đa dạng hoạt động tại Thành phố và một số tuyến tour liên tỉnh khu vực phía Nam như trải nghiệm hành trình tham gia hội nghị, lưu trú, thưởng thức ẩm thực Việt Nam và Ấn Độ tại một số nhà hàng, khách sạn...

Đoàn cũng tham quan hàng loạt điểm đến, gồm: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bưu điện Thành phố, chợ Bến Thành, Sài Gòn Square, Địa đạo Củ Chi.

Ở góc độ địa phương, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Sở sẽ cùng các sở, ngành liên quan chung tay hoàn thiện chính sách phát triển du lịch MICE trên địa bàn. Trong đó, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng sức hấp dẫn điểm đến thu hút dòng khách có mức chi tiêu cao đồng thời chú ý tôn vinh, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp du lịch đưa khách MICE đến thành phố.

Thống kê, trong 6 tháng năm 2023, khách quốc tế đến Thành phố đạt 1.941.267 lượt, tăng 306% so cùng kỳ năm 2022 và đạt 38,8% so với kế hoạch năm 2023.

Khách du lịch nội địa đến Thành phố đạt 16.415.438 lượt, tăng 48% so cùng kỳ năm 2022 và đạt 46,9% so với kế hoạch năm 2023.

(Nguồn: Ngày Nay)

Nhiều điểm đến của Việt Nam tiếp tục được quốc tế vinh danh

PV |

Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Những ngày gần đây, cơ quan truyền thông nước ngoài đã tiếp tục lựa chọn, tôn vinh các điểm đến; góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, hấp dẫn tới bạn bè quốc tế.

75 năm văn học, nghệ thuật Quảng Trị đồng hành với quê hương, đất nước

Nguyễn Văn Dùng |

Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá, văn học, nghệ thuật (VHNT), ngay từ khi ra đời, với Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930, Đảng ta đã đề ra chủ trương phải phát triển nền văn hoá dân tộc. Năm 1943, khi nước nhà chưa giành được độc lập, Đảng ta đã đề ra “Đề cương về Văn hoá Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Có thể nói đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng về văn hoá, VHNT.

'Đầu tàu' du lịch Đà Nẵng sẽ chuyển mình mạnh mẽ với 5 trục sản phẩm

M.Mai |

Sau khi Chính phủ, Quốc hội thông qua nhiều chính sách mới nhằm gỡ khó cho hoạt động du lịch, địa phương được coi như "đầu tàu" kinh tế xanh cả nước là Đà Nẵng đã nhanh chóng lên kế hoạch chuyển mình.

Nghệ thuật cộng đồng ''Rừng xòe 5'' có gì mới?

Trịnh Hoàng Tân |

“Rừng Xoè” được khởi nguồn ý tưởng giữa thời điểm dịch COVID-19 hoành hành, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện khoanh vùng dịch, phong tỏa những điểm nóng để dập dịch.