Giá trị của văn hóa phi vật thể qua các lễ hội ở Quảng Trị

Nguyễn Việt Hà |

Quảng Trị là nơi được coi là vùng giao thoa không chỉ giữa hai nền văn hóa Chămpa và Đại Việt mà còn nhiều tộc người khác. Gia tài di sản văn hóa phi vật thể Quảng Trị được xây dựng bởi các tộc người Chăm,Việt, Bru-Vân Kiều và Tà Ôi trải suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm. Đó là di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện qua hình thức các lễ hội ở Quảng Trị Lễ hội Quảng Trị là một bức tranh toàn cảnh về những giá trị di sản văn hoá. Từ những giá trị văn hóa bình dị, mộc mạc, đơn sơ nhưng vô cùng phong phú, đa dạng, trở thành mối dây liên kết giữa quá khứ, hiện tại và định hướng cho tương lai.

Lễ hội Quảng Trị đa dạng, phong phú với các loại hình: Lễ hội dân gian truyền thống; lễ hội tôn giáo; lễ hội lịch sử cách mạng và lễ hội văn hóa du lịch. Đây là bức tranh lễ hội đa sắc màu, là nét đặc trưng của đất và người Quảng Trị.

Lễ hội lịch sử cách mạng

Lễ hội đêm Thành Cổ Quảng Trị với hoạt động thả hoa trên sông Thạch Hãn, lễ hội Thống nhất non sông tại đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Huyền thoại Trường Sơn…là những lễ hội cách mạng diễn ra trên mảnh đất Quảng Trị gây xúc động cho Nhân dân cả nước. Đây là lễ hội tri ân tưởng niệm những anh hùng đã hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Các hoạt động kỷ niệm ngày càng mang ý nghĩa thiết thực, không gian diễn ra lễ hội trở thành chốn linh thiêng in sâu trong tâm khảm mỗi người.

Lễ hội Thống nhất nong sông -Ảnh: VIỆT HÀ
Lễ hội Thống nhất nong sông -Ảnh: VIỆT HÀ

Lễ hội đầu tiên xin được nhắc đến đó là lễ hội Thống nhất non sông tại cầu Hiền Lương, sông Bến Hải vào ngày 30 tháng 4 hằng năm. Để tri ân, ôn lại truyền thống yêu nước, trong nhiều năm qua, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, lễ hội Thống nhất non sông được tổ chức với quy mô cấp tỉnh một năm một lần; định kỳ 5 năm một lần với quy mô cấp quốc gia.

Lễ hội Huyền thoại Trường Sơn và Lễ hội đêm Thành Cổ Quảng Trị, là hai lễ hội thể hiện trách nhiệm và tình cảm của người còn sống với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, khẳng định đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lễ hội Trường Sơn là lễ hội là hoạt động tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9 cũng như các nghĩa trang khác ở Quảng Trị. Lễ hội này gắn với hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7 hằng năm. Đại giỗ sẽ được tổ chức định kỳ 3 năm một lần.

Lễ hội đêm Thành Cổ thường được tổ chức vào ngày và đêm 1/5 tại thị xã Quảng Trị. Và lễ được tổ chức định kỳ 5 năm một lần vào dịp năm chẵn, năm tròn ngày giải phóng Quảng Trị. Lễ hội gắn với Khu di tích Thành Cổ Quảng Trị nhằm tưởng niệm những người con nước Việt đã ngã xuống trên mảnh đất Thành Cổ.

Lễ hội dân gian truyền thống

Đây là một bức tranh phức hợp đa sắc màu về phong tục tập quán, tín ngưỡng, quan niệm về thờ cúng, chuyện tích về các vị thần, lễ hội, trò chơi, các ngành nghề thủ công truyền thống đến các tri thức dân gian về đời sống lao động, về ẩm thực và trang phục truyền thống... tất cả đều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ước muốn, tình cảm của người dân; là những truyền thống tốt đẹp, thanh cao, quý giá, là nét tinh hoa đáng trân trọng nhất.

Có ba lễ hội tiêu biểu đại diện cho vùng biển, vùng đồng bằng và miền núi tỉnh Quảng Trị. Lễ hội đầu tiên xin được nhắc đến là Hội cù truyền thống đầu xuân được tổ chức hằng năm ở một số địa phương, trong đó phải kể đến các Hội cù tại làng An Mỹ và làng Cẩm Phổ, huyện Gio Linh; làng Kim Long, huyện Hải Lăng; làng Nam Phú, huyện Vĩnh Linh. Đây là trò chơi dân gian mang tính truyền thống của cha ông từ khi mới lập làng truyền lại đến nay, thu hút đông đảo cư dân trong làng tham gia.

Lễ hội thứ hai được tổ chức ở vùng miền núi Quảng Trị là Lễ hội Ariêuping (lễ nhà mồ) của dân tộc Pa Kô. Thời gian tổ chức lễ hội không ấn định cụ thể, phụ thuộc vào điều kiện và thời gian thuận tiện người Pa Cô mới tổ chức lễ. Đây là lễ hội có từ ngàn đời nay và quan trọng bậc nhất mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Pa Kô.

Lễ cầu ngư và hội vật truyền thống ở vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng cũng là một lễ hội có từ hàng trăm năm trước. Sau phần cúng tế theo nghi thức truyền thống tại miếu thờ Thành hoàng là phần hội vật truyền thống được tổ chức ngay trên bãi cát ven biển. Ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, đây còn là sân chơi truyền thống bổ ích nhằm rèn luyện sức khỏe dẻo dai, phục vụ cho nghề đi biển của ngư dân nơi đây.

Bên cạnh ba lễ hội đại diện cho ba vùng miền trên thì hằng năm vào dịp đầu năm mới các lễ hội được tổ chức với hình thức hội làng cũng diễn ra trên khắp các làng tại Quảng Trị. Những hội làng tiêu biểu phải kể đến: Hội đua thuyền truyền thống, Hội đu, Hội ném cù, Hội chợ đình Bích La là một phiên chợ quê hiếm có chỉ họp mỗi năm một lần vào đêm mồng 2, rạng ngày mồng 3 tết Nguyên đán.

Hoa đăng trên sông Thạch Hãn trong Lễ hội đêm Thành Cổ Quảng Trị -Ảnh: VIỆT HÀ
Hoa đăng trên sông Thạch Hãn trong Lễ hội đêm Thành Cổ Quảng Trị -Ảnh: VIỆT HÀ

Lễ hội văn hóa du lịch

Lễ hội Quảng Trị với tên gọi Nhịp cầu Xuyên Á được tổ chức 3 năm một lần từ ngày 20-30/7, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật không chỉ đến từ Việt Nam mà còn của các nước như: Myanmar, Lào, Trung Quốc, Thái Lan,…Trong dịp này, có nhiều hoạt động thú vị và hấp dẫn từ du lịch đến văn hóa, thể thao cũng như giao lưu văn nghệ, hội thảo, hội chợ,… nhằm giới thiệu và đưa du lịch Quảng Trị đến với nhiều người hơn.

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang chuẩn bị các công việc để tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình nhằm tôn vinh các giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp về hòa bình của dân tộc Việt Nam và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Có thể khẳng định tất cả các di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi vật thể là linh hồn của người Quảng Trị. Thông qua lễ hội là cách gìn giữ bền vững, lâu dài, sâu sắc nhất những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, độc đáo, đa dạng, quý báu đang đồng hành trong đời sống của Nhân dân.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

“Đón bình minh” đoạt giải Nhất cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Thạch Hãn 1

Mai Lâm |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thạch Hãn 1 thuộc dự án Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1.

Đầu tư 6 tỉ đồng chỉnh trang, mở rộng khu vực Nhà hành lễ Bến thả hoa bờ sông Thạch Hãn

Ngọc Trang |

HĐND thị xã Quảng Trị vừa ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư công trình chỉnh trang, mở rộng khu vực Nhà hành lễ Bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn đoạn từ chợ thị xã đến cầu Thành Cổ (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 6 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách của thị xã. Thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2023.

Tạm giữ khẩn cấp 2 nghi phạm trong vụ án thi thể nữ giới trôi trên sông Thạch Hãn

Lê Minh |

Ngày 13/12, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Trị Đại tá Trần Đức Triệu cho biết, liên quan đến vụ án mạng xảy ra trên địa bàn huyện Triệu Phong, đơn vị đang tạm giữ khẩn cấp đối với 2 nghi phạm để điều tra, củng cố hồ sơ, khởi tố bị can theo quy định.

Đã tìm thấy thi thể người bị mất tích trong vụ tai nạn tàu trên sông Thạch Hãn

T.T |

Ngày 31/10/2021, lực lượng chức năng cho biết, thi thể ông H.Đ.V, người bị nạn trong vụ tai nạn đường thủy nội bộ khu vực đập tràn Nam Thạch Hãn, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) vào ngày 26/10/2021 đã được tìm thấy ngay gần khu vực đập xảy tai nạn.