Hò giã gạo ở Quảng Trị là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mai Lâm |

Nghệ thuật trình diễn dân gian Hò giã gạo các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh vừa được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VH,TT&ĐL) ban hành quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong đợt công bố này, có 14 di sản thuộc 12 tỉnh trong cả nước được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bộ VH,TT&DL đề nghị chủ tịch UBND các cấp chính quyền nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Hò giã gạo Quảng Trị có giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ môi trường lao động tập thể trong xay lúa, giã gạo thường ngày của người dân nhằm giải khuây, tạo không khí vui vẻ để quên đi mệt nhọc.

 

Trải qua thời gian hình thành, phát triển, hò giã gạo trở thành một hình thức sinh hoạt mang tính nghệ thuật, giải trí và được mở rộng trong nhiều không gian sinh hoạt, kết nối các thành viên trong một làng hoặc nhiều làng. Lời ca trong các điệu hò giã gạo mang tri thức về địa lý, ăn mặc, cư trú, đi lại, nghề thủ công, răn dạy con người tính chịu thương chịu khó, tinh thần yêu nước, hiếu thảo, phê phán thói hư tật xấu.

Đặc biệt, với đặc thù là vùng đất giới tuyến trong những năm từ 1954 – 1975, hò giã gạo còn là vũ khí tinh thần trong cuộc chiến bảo vệ quê hương của người dân Quảng Trị.

Với bề dày phát triển cùng những giá trị quan trọng, hò giã gạo ở Quảng Trị đáp ứng các tiêu chí quy định về hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vì vậy, tháng 6/2022, UBND tỉnh đã có tờ trình đề nghị Bộ VH,TT&DL đưa nghệ thuật trình diễn dân gian hò giã gạo ở Quảng Trị vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Con đường hoa sẽ góp phần tôn vinh giá trị của di sản Thành Tân Sở

Huệ Năng |

Những con đường hoa hình thành tại nơi này trong tương lai gần sẽ góp phần tôn vinh giá trị của di sản Thành Tân Sở.

Festival “Về miền Quan họ - 2023”- Kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể

PV |

Từ ngày 13/2 đến ngày 28/2, tại thành phố Bắc Ninh và các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh diễn ra khoảng 30 hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, trải nghiệm các trò chơi dân gian, ẩm thực truyền thống....trong Chương trình Festival “Về miền Quan họ -2023”.

Tôn vinh, phát huy giá trị di sản Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàn |

2023 là năm kỷ niệm 465 năm Chúa Nguyễn Hoàng dựng nghiệp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (1558 - 2023) và 410 năm ngày mất của Chúa Nguyễn Hoàng 20/7 (1613 - 2023). Đây là một sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm của cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và các nước. Trước sự kiện quan trọng này, có hai việc chính cần phải làm, đó là tổ chức các hoạt động kỷ niệm tương xứng với vai trò, công lao của Chúa Nguyễn Hoàng trong lịch sử đất nước và thúc đẩy việc phát huy giá trị di sản Nguyễn Hoàng.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản ma nhai Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng

Lưu Hương |

Việc ma nhai được công nhận là di sản cấp khu vực không chỉ giúp nâng tầm di tích quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn mà còn hứa hẹn thu hút khách du lịch đến với danh thắng. TP. Đà Nẵng sẽ cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, góp phần lan tỏa và phát huy giá trị di sản quý giá này đến người dân, du khách trong và ngoài nước.