Khám phá dãy núi dài nhất Việt Nam

Thùy Linh |

Dài hơn 1.100 km, dãy núi Trường Sơn là một trong những khối núi lớn nhất thế giới. Dãy núi chạy qua 21 tỉnh, thành của nước ta, được xem là 'xương sống' của bán đảo Đông Dương.

Khởi nguyên từ thượng nguồn sông Cả đến giáp miền Đông Nam Bộ, dãy núi Trường Sơn có chiều dài hơn 1.100 km, với tổng diện tích khoảng 22 triệu ha. Từ lâu, dãy núi này được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương hay “Đệ nhất thiên nhiên Đông Dương”.

Dãy núi này nằm giữa 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia với hai vùng chính Bắc và Nam Trường Sơn. Đây cũng là một trong những dãy núi lớn trên thế giới.

Dãy núi Trường Sơn được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương.
Dãy núi Trường Sơn được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương.


Theo Atlat Địa lý Việt Nam, dãy Trường Sơn chạy qua 21 tỉnh, thành của nước ta như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

Cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên dãy núi Bạch Mã.
Cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên dãy núi Bạch Mã.


Tô điểm cho sự hùng vĩ của dãy Trường Sơn là những khối núi lớn thuộc hàng bậc nhất Đông Dương như: Hoành Sơn, Bạch Mã, Giăng Màn, Kẻ Bàng, An Khê, Ngọc Linh, Chư Yang Sin…

 

Với những ngọn núi cao ngất trời như: Pu Xai Lai Leng (nằm trên biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận tỉnh Nghệ An), Rào Cỏ (biên giới Việt - Lào, tỉnh Hà Tĩnh), Động Ngài, Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam)…

Từ đỉnh Bạch Mã, du khách như lạc vào cõi hư ảo khi ngắm cảnh hoàng hôn.

 

 “Nóc nhà” của Trường Sơn Nam là dãy Ngọc Linh với đỉnh cao nhất 2.598 m. Dãy núi này là một phần lớn của Trường Sơn Nam, nằm trên cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai.

 

Dãy Ngọc Linh được mệnh danh là “nóc nhà” của Trường Sơn Nam, với đỉnh cao nhất lên tới 2.598 m.

Với địa hình hiểm trở, kéo dài từ Bắc tới Nam, cắt ngang ra tận biển, dãy Trường Sơn có rất nhiều cung đèo hiểm trở. Cả 3 cung đèo Hải Vân, An Khê, Sa Mù đều nằm trên dãy Trường Sơn.

 

Cung đường trên đèo Hải Vân uốn lượn như những dải lụa vắt ngang qua núi.

Dãy núi này còn là đường phân thủy của hai hệ thống: Sông Sê San chảy sang phía Tây, góp nước cho dòng Mê Kông và hệ thống khác chảy sang phía Đông, đổ ra biển Đông gồm sông Cái, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba.

 

Cảnh sắc nên thơ dưới chân núi Trường Sơn.

Phần Bắc của dãy núi này (từ sông Cả đến đèo Hải Vân) cũng tạo ra hiệu ứng “phơn” với hiện tượng gió Lào điển hình, và khác hẳn phần phía Nam bởi mùa đông lạnh, từ đó quyết định đến hệ động thực vật đặc thù của Bắc Trường Sơn.

(Nguồn: Kinh tế Môi trường)

TAGS

Du lịch về với thiên nhiên: Xu hướng trong mùa dịch

Linh Tâm |

Cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, nhất là bối cảnh dịch Covid-19 buộc nhiều người phải thay đổi thói quen đi du lịch. Bởi thế, xu hướng tìm về với thiên nhiên đang ngày càng được ưa chuộng...

Cù Lần - Ngôi làng độc đáo dưới chân núi Langbiang hùng vĩ

Kim Anh |

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km, chạy dọc theo đường đông Trường Sơn, băng qua những cánh rừng thông xanh mướt, làng Cù Lần tọa lạc trên địa giới thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.

“Phiên chợ trên bản làng” tại xã miền núi Vĩnh Ô

Nguyễn Trang |

Ngày 20/7/2021, tại xã vùng cao Vĩnh Ô, Hội LHPN huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) tổ chức “Phiên chợ trên bản làng” với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến phụ nữ và trẻ em nghèo.

Hoa bằng lăng ổi trắng tinh khôi ở phố núi Đakrông

Thiên Sơn |

Khác với màu tím thường gặp, hoa bằng lăng ổi với màu trắng tinh khôi đang đua nhau nở rộ trên con đường Nguyễn Huệ tại thị trấn Krông Klang (Đakrông, Quảng Trị). Nhờ sự nổi bật của loài hoa này đã tô điểm cho phố núi một vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ trong những ngày đầu tháng Tư.