Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du - điểm đến hấp dẫn

PV |

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du nằm ở thị trấn Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Đây nơi lưu giữ những tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du và những chứng tích của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp để khu di tích này trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Điểm đến mang nhiều giá trị văn hóa

Đến với Khu Di tích Quốc gia đặc biệt này, du khách sẽ được hòa mình vào không gian yên lành, xanh mát. Điểm nhấn ở đây là những ngôi nhà bằng gỗ mang đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc Trung Bộ thế kỷ 18, cùng với nhiều hiện vật quý gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du. Đây là địa điểm hàng đầu được nhiều du khách và giới nghiên cứu chọn để dừng chân ghé thăm mỗi khi có dịp đến Hà Tĩnh.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du.

Anh Trần Huy Mạnh (du khách đến từ tỉnh Sơn La) chia sẻ: “Được đến với Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, tôi nhận thấy cơ sở vật chất ở đây được đầu tư khang trang, các hiện vật trưng bày đều mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Sau khi tham quan, tôi và đoàn đã hiểu thêm rất nhiều về thân thế của Nguyễn Du, những đóng góp của dòng họ Nguyễn Tiên Điền trong lịch sử của đất nước”.

Khu di tích đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của tỉnh. Từ không gian trưng bày nhỏ trong một ngôi nhà gỗ năm gian, đến nay, Ban Quản lý đã có một ngôi nhà trưng bày quy mô để giới thiệu các tầng hiện vật về Nguyễn Du, Truyện Kiều và gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền. Không gian được trưng bày với ba chủ đề chính gồm: giới thiệu về quê hương và gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền; cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du; giới thiệu về ảnh hưởng Nguyễn Du và Truyện Kiều trong văn đàn Việt Nam và thế giới. Những không gian di sản văn hóa gốc, những tài liệu, hiện vật quý được lưu giữ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi du khách sau khi tham quan, tìm hiểu.

Du khách Nguyễn Quang Vinh (tỉnh Hà Tĩnh) bày tỏ, cách bố trí, trình bày ở khu lưu niệm rất đẹp, dễ tiếp nhận. Đây là một kho tàng quý giá về thi ca, văn hóa của Việt Nam. Anh Vinh mong muốn, những giá trị văn hóa này được lan tỏa hơn nữa, để danh tiếng về Đại thi hào của dân tộc ta mãi đi vào lòng người.

Khu di tích hiện trưng bày hơn 2.200 tài liệu, hiện vật. Tiêu biểu như: nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, cuốn Truyện Kiều viết theo lối thư pháp (độc bản), thư pháp Truyện Kiều dài nhất Việt Nam (độc bản), bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, sưu tập sách viết về Nguyễn Du. Do đó, công tác thuyết minh, giới thiệu về những hiện vật này luôn được Ban Quản lý Khu Di tích chú trọng đổi mới, tạo sự hấp dẫn du khách.

Chị Nguyễn Thị Hồng Lĩnh (Phụ trách chuyên môn, Ban Quản lý Khu Di tích) cho biết, đối tượng khách đến tham quan rất đa dạng, từ học sinh Mầm non, nhà nghiên cứu, người dân thường đến các lãnh đạo. Để đáp ứng nhu cầu, sự mong mỏi, thị hiếu của du khách, đơn vị đã căn cứ vào từng đối tượng, mục đích tham qua để có cách làm phù hợp. Qua đó, đơn vị có thể cung cấp cho khách tham quan những điều hấp dẫn nhất, thú vị nhất ở Khu di tích này. Đặc biệt là có những thông tin trên sách vở, trên internet không thể tra cứu được.

Phát huy giá trị của Khu Di tích

Nghi Xuân được biết đến là vùng đất giàu truyền thống, với trên 200 di tích văn hóa - lịch sử; trong đó có 83 di tích đã được cấp bằng di tích cấp tỉnh, cấp Quốc gia. Xuất phát từ nền tảng văn hóa và lợi thế của miền di sản, huyện Nghi Xuân đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ thông qua Đề án “Xây dựng huyện Nghi Xuân đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025”. Vì vậy, việc phát huy giá trị Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những nhiệm vụ luôn được chính quyền địa phương chú trọng.

Ông Bùi Viết Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, huyện đã tập trung xây dựng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật để tổ chức lễ hội về Nguyễn Du. Qua đó, địa phương thu hút du khách tham gia bằng các hoạt động như: bạn đọc thuộc Kiều, biểu diễn câu lạc bộ trò Kiều, khai thác giá trị của Truyện Kiều, di sản của Nguyễn Du để lại. Nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và các ngành liên quan thời gian tới là biến những di sản văn hóa của Nguyễn Du, Truyện Kiều thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, thu hút du khách và tạo ra sự kết nối các điểm đến trên địa bàn.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích này rộng gần 300 ha nhằm phát huy các giá trị của khu lưu niệm; xây dựng khu lưu niệm này trở thành địa chỉ văn hóa và du lịch của Quốc gia gắn với giá trị thi ca của Nguyễn Du và các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; hình thành các tuyến du lịch liên kết di tích, tạo không gian tôn vinh giá trị lịch sử - văn hóa và truyền thống.

Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du Trần Thị Vinh thông tin, đơn vị đang tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ, trong đó đội ngũ thuyết minh viên được quan tâm hàng đầu. Ban Quản lý phối hợp với các công ty du lịch, lữ hành để đưa đưa Khu di tích trở một điểm đến trong chương trình tham quan. Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ thực hiện việc xây dựng tour tham quan du lịch thông minh tại đây, số hóa toàn bộ các hiện vật của Nguyễn Du và gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Chuyển giao điểm di tích Trường Bồ Đề, Ngã ba và Nhà thờ Long Hưng cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý

Thanh Trúc |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa ký quyết định phân cấp quản lý di tích thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972. Theo đó, hai điểm di tích: Trường Bồ Đề, Ngã ba và Nhà thờ Long Hưng được giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý từ ngày 7/8/2023, thay thế nội dung Quyết định số 706/QĐ-UB ngày 12/7/1996 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phân cấp quản lý di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đối với 2 điểm di tích nêu trên.

Đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử lưu niệm danh nhân mộ Tiến sĩ Bùi Dục Tài

Kăn Sương |

Ngày 5/7, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về tờ trình của UBND tỉnh đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử lưu niệm danh nhân mộ Tiến sĩ Bùi Dục Tài”.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở Vĩnh Linh

Nguyễn Trang |

Với khoảng 180 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, huyện Vĩnh Linh chiếm đến 1/3 số lượng di tích của tỉnh Quảng Trị. Trong đó có 15 di tích thành phần thuộc di tích quốc gia đặc biệt, 1 di tích cấp quốc gia và trên 160 di tích cấp tỉnh. 

Kỷ niệm 30 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã Nhạc được UNESCO vinh danh

PV |

Tối 17/6, tại Ngọ Môn Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới.