Chuyển giao điểm di tích Trường Bồ Đề, Ngã ba và Nhà thờ Long Hưng cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý

Thanh Trúc |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa ký quyết định phân cấp quản lý di tích thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972. Theo đó, hai điểm di tích: Trường Bồ Đề, Ngã ba và Nhà thờ Long Hưng được giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý từ ngày 7/8/2023, thay thế nội dung Quyết định số 706/QĐ-UB ngày 12/7/1996 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phân cấp quản lý di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đối với 2 điểm di tích nêu trên.


Trong mùa hè 1972 đỏ lửa, Trường Bồ Đề trở thành chốt chiến đấu của quân ta đánh trả hàng trăm đợt phản kích của địch, hứng chịu hàng trăm tấn bom đạn trong cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.

Trường Bồ Đề là căn nhà duy nhất còn sót lại ở nơi này, là di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986. Đến năm 2013, trường trở thành một phần trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972.

Ngã ba và Nhà thờ Long Hưng là những trận địa chốt của lực lượng chủ lực quân giải phóng trong cuộc chiến đấu chống phản kích tái chiếm, bảo vệ thị xã Quảng Trị năm 1972. Di tích Ngã ba và Nhà thờ Long Hưng là một trong 7 di tích thành phần thuộc di tích Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2383QĐ-TTg ngày 9/12/2013.

Địa điểm di tích Trường Bồ Đề đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986 - Ảnh: T.T
Địa điểm di tích Trường Bồ Đề đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986 - Ảnh: T.T

UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hải Lăng, UBND thị xã Quảng Trị quản lý, đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di tích theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, theo Quyết định 706/QĐ-UB ngày 12/7/1996 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phân cấp quản lý di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, hai địa điểm di tích lịch sử nêu trên thuộc quản lý của UBND thị xã Quảng Trị và UBND huyện Hải Lăng.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử lưu niệm danh nhân mộ Tiến sĩ Bùi Dục Tài

Kăn Sương |

Ngày 5/7, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về tờ trình của UBND tỉnh đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử lưu niệm danh nhân mộ Tiến sĩ Bùi Dục Tài”.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở Vĩnh Linh

Nguyễn Trang |

Với khoảng 180 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, huyện Vĩnh Linh chiếm đến 1/3 số lượng di tích của tỉnh Quảng Trị. Trong đó có 15 di tích thành phần thuộc di tích quốc gia đặc biệt, 1 di tích cấp quốc gia và trên 160 di tích cấp tỉnh. 

Kỷ niệm 30 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã Nhạc được UNESCO vinh danh

PV |

Tối 17/6, tại Ngọ Môn Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới.

Triển khai lập hồ sơ khoa học Di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên đất Lào

PV |

Ngày 18-5, Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị chủ trì cuộc họp phân công nhiệm vụ lập hồ sơ khoa học Di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên đất Lào.