Mua lộc đầu năm

Tuệ Linh |

Sáng mồng 1 Tết hằng năm, sau khi dâng trà bánh lên bàn thờ tổ tiên, gia đình quây quần chúc nhau đầu năm mới, tôi lại đi chợ mua lộc đầu năm cầu mong cho gia sự một năm mới yên vui, an hòa.


Thuở bé thơ, tôi thường nghe nội nói theo phong tục của tổ tiên, sáng mồng 1 Tết mua được quả cau ngon, lá trầu đẹp, bịch gạo, lon muối trắng... nghĩa là rước được lộc về nhà. Những món hàng trên, theo quan niệm sẽ mang đến cho gia chủ một năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự hanh thông. Đi chợ Tết mua lộc đầu năm là nét đẹp văn hoá của người Việt.

Theo quan niệm, việc thờ cúng là của đàn ông nhưng phụ nữ là nhân tố quyết định phần lớn sự sung túc, ấm no, gắn kết các thành viên trong gia đình bền chặt. Vì vậy, nội nhắc mẹ duy trì việc mua lộc đầu năm, vừa gìn giữ phong tục, vừa tạo sự lạc quan về một năm mới bình an.

Những chùm bóng bay tươi màu trong nắng mới -Ảnh: TÚ LINH
Những chùm bóng bay tươi màu trong nắng mới -Ảnh: TÚ LINH

Tôi cũng như mẹ, thường mua cau trầu lấy lộc đầu năm. Bà cụ hàng xén quen thuộc quanh năm ngồi ở góc chợ là chỗ tôi thường ghé. Mẹt cau trầu được bà bày biện gọn ghẽ, tinh tươm. Vì là lộc nên cụ phải chăm chút chọn những quả cau non, lá trầu còn nguyên cuống, tươi tắn để khách hài lòng.

Cụ bà miệng nhai trầu móm mém, tay đưa cau trầu cho khách, không quên nói câu chúc mừng năm mới. Khách mua hàng với quan niệm mua lộc về nhà nên không trả giá, không kỳ kèo mà rất cởi mở, vui mừng nhận lộc bằng hai tay.

Buôn bán cả năm nhưng ngày Tết cụ cũng cố gắng ra chợ vì theo cụ cả người bán và người mua đều vui vẻ, hạnh phúc. Chỉ với 100 trái cau non, 100 lá trầu không, cụ mang đến niềm hân hoan, hy vọng về một năm mới tươi đẹp cho không biết bao khách du xuân.

Sáng mồng 1 Tết, gia đình tôi có thói quen dạo một vòng quanh thành phố trước khi về quê lễ tổ tiên. Ngày các con còn nhỏ, mỗi dịp này đều thắc mắc sao Tết nhiều người không nghỉ mà vẫn bán hàng như ngày thường.

Có chị quê ở tỉnh Nam Định vào Quảng Trị bán dạo đồ chơi cho trẻ em suốt năm nhưng dịp Tết không về nhà mà tranh thủ bán hàng phục vụ khách du xuân. Sáng mồng 1 Tết, chị có mặt tại góc đường cạnh Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh để bán đồ chơi và bóng bay cho trẻ em.

Những chùm bóng bay tươi màu trong nắng xuân, những món đồ chơi hấp dẫn trẻ con khiến góc đường rộn rã hơn. Có cậu sinh viên về nghỉ Tết cũng ra phố trong sáng đầu năm với sạp heo đất đủ kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc bắt mắt. Những chú heo đất mặt phúng phính như biết cười thường được bố mẹ mua tặng con trẻ vào ngày đầu năm. Và biết bao người khác mưu sinh đầu năm mới khiến bức tranh ngày Tết thêm tươi vui, nhộn nhịp.

Cảm ơn phiên chợ đầu năm cho tôi thấm hết nét độc đáo của Tết truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc. Dù không mua bán gì nhiều nhưng đây là thói quen được duy trì qua nhiều thế hệ, để những mùa xuân thêm phần ấm áp, bình an.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

“Trải nghiệm làng nghề làm nón Trà Lộc” đoạt giải A Cuộc thi video clip “Tôi yêu Quảng Trị” năm 2023

Minh Anh |

Ban tổ chức (BTC) cuộc thi video clip du lịch Tôi yêu Quảng Trị năm 2023 (Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch Quảng Trị phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan) vừa tổ chức lễ tổng kết, trao giải. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Lễ hội “Phá Trằm” Trà Lộc năm 2023

Đức Việt |

Ngày 3/9, Làng Văn hóa Trà Lộc, xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng) sôi nổi tổ chức lễ hội “Phá Trằm” Trà Lộc năm 2023. Hàng nghìn người dân địa phương và du khách gần xa đã tham gia lễ hội truyền thống độc đáo này.

Đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm cho thanh niên tử nạn trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc

Thanh Mai |

Anh Phạm Ngọc Anh là người cùng 3 CSGT tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ người dân di dời tài sản trên đèo Bảo Lộc, bị đất đá vùi lấp, tử vong.

Thủ tướng chỉ đạo nhanh chóng khắc phục vụ sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc

An Ly |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Lâm Đồng khắc phục nhanh hậu quả vụ sạt lở đất trên đèo Bảo Lộc, khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn những người bị mất tích, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người bị nạn.