Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest

Thanh Bình |

Theo thông tin từ đơn vị tổ chức tour leo Everest (Kathmandu, Nepal), sáng 16/5 Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nha Nguyen) đã chinh phục thành công đỉnh Everest.

Seven Summit Treks - công ty chuyên tổ chức leo núi ở Kathmandu, Nepal cho biết nhà leo núi người Việt đã lên đỉnh lúc 3h30 giờ Nepal (tức 4h45 giờ Hà Nội).

Trước Thanh Nhã, chưa có người phụ nữ Việt Nam nào từng leo lên đỉnh Everest.

Sáng 16/5 Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nha Nguyen) đã chinh phục thành công đỉnh Everest. Ảnh: zingnews.vn
Sáng 16/5 Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nha Nguyen) đã chinh phục thành công đỉnh Everest. Ảnh: zingnews.vn
 Céline Nhã Nguyễn là một nữ luật sư đam mê leo núi, đến từ TP.HCM. Thanh Nhã đã từng chinh phục thành công 2 đỉnh núi cao nhất châu Âu và châu Đại Dương. 

Vào tháng 4/2022, nhà leo núi này từng chia sẻ thông tin cô là một trong hai người Việt chinh phục Everest năm nay.

Theo Bảng danh sách của Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Dân dụng Nepal cho thấy có một nam và một nữ đến từ Việt Nam. Thanh Nhã - người nữ trong danh sách - xác nhận việc chinh phục Everest. Tuy nhiên, cô không muốn công khai việc này để tập trung cho hành trình chinh phục "nóc nhà thế giới". Người Việt còn lại chinh phục Everest là Phan Thanh Nhiên.
Thanh Nhã (thứ tư từ trái qua) trong đoàn leo Everest. Ảnh: Seven Summit Treks
Thanh Nhã (thứ tư từ trái qua) trong đoàn leo Everest. Ảnh: Seven Summit Treks 

Được biết, hành trình chinh phục Everest thường kéo dài trong 2 tháng. Các nhà leo núi bắt đầu từ trại nền (5.364 m), rồi qua 4 trạm khác trước khi lên tới đỉnh. Tuy nhiên, các nhà leo núi không leo một mạch mà thường leo xoay vòng để cơ thể thích nghi với độ cao.

Tính tới tháng 12/2021, đã có 678 nhà leo núi nữ tham gia hành trình chinh phục “nóc nhà thế giới”. Lần gần nhất, có 7 nhà leo núi nữ chinh phục thành công đỉnh Everest vào 1/6/2021.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Tạo cơ hội và động lực vươn lên cho phụ nữ vùng cao

Thanh Lê |

Thực hiện Luật Bình đẳng giới, thời gian qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã có sự quan tâm, tạo điều kiện cho nữ giới phát huy vai trò và khả năng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, tạo cơ hội và động lực cho phụ nữ vươn lên tự khẳng định mình. Qua đó, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được nâng cao.

Bác sĩ Ấn Độ lên kế hoạch cấy ghép tử cung cho phụ nữ chuyển giới

Hoàng Trang |

Một bác sĩ phẫu thuật ở Ấn Độ sẽ tiến hành cấy ghép tử cung cho một phụ nữ chuyển giới.

3 xu hướng chống nắng được phụ nữ hiện đại ưa chuộng

Phuong Ha |

Dầu dưỡng, miếng dán tiện lợi hay viên uống dạng nang đều là những “bảo bối” chống nắng đang được hội chị em ưu ái để bảo vệ làn da khỏi các tác động từ ánh nắng Mặt Trời.

Chuyện về người phụ nữ kiên trung nơi miền cát trắng Gio Linh

Đan Tâm |

Vào đầu tháng 4/2000, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ đại biểu “Đội quân tóc dài” lần thứ nhất của 32 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị trở vào tại hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong danh sách đoàn đại biểu tham dự, tôi thật ấn tượng với thành tích công tác và chiến đấu của bà Trần Thị Lành (bí danh Nguyễn Thị Quyền), sinh năm 1945, nguyên quán thôn An Trung, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, một cá nhân trong “Đội quân tóc dài” tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị.