Bác sĩ Ấn Độ lên kế hoạch cấy ghép tử cung cho phụ nữ chuyển giới

Hoàng Trang |

Một bác sĩ phẫu thuật ở Ấn Độ sẽ tiến hành cấy ghép tử cung cho một phụ nữ chuyển giới.

Trong quá trình phẫu thuật đầy rủi ro này, cần lấy các cơ quan sinh sản nữ giới từ một người hiến tặng đã chết hoặc một bệnh nhân chuyển giới khác rồi cấy ghép.

Theo báo Daily Mail, cho đến nay, thế giới mới chỉ ghi nhận một trường hợp cấy tử cung cho một phụ nữ chuyển giới. Nhưng người này đã tử vong vì biến chứng vài tháng sau đó.

Giúp phụ nữ chuyển giới thụ thai là thử thách lớn và sẽ cần đến phương pháp thụ tinh ống nghiệm và mổ lấy thai do họ không còn cơ quan sinh dục hoạt động đầy đủ chức năng.

Bác sĩ Narendra Kaushik, người điều hành phòng khám Olmec chuyên về chuyển đổi giới tính ở New Delhi, bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thành công. Tuy vậy, ông không tiết lộ danh tính người được ghép hay thời gian tiến hành. 

Ông Narendra Kaushik muốn giúp phụ nữ chuyển giới có thể mang thai. Ảnh: Daily Mail
Ông Narendra Kaushik muốn giúp phụ nữ chuyển giới có thể mang thai. Ảnh: Daily Mail

“Mọi phụ nữ chuyển giới đều muốn được giống phụ nữ nhất có thể và điều đó bao gồm cả việc làm mẹ”, bác sĩ Kaushik trả lời tờ The Mirror.

Chi phí cấy ghép tử cung khoảng 60.000 USD và một chu kỳ thụ tinh nhân tạo có thể tốn tới 6.000 USD. Phòng khám của bác sĩ Narendra Kshuik nằm giữa trung tâm của một ngành đang bùng nổ ở New Delhi, hứa hẹn thủ cạnh tranh với Bangkok để trở thành “thủ đô chuyển giới” của thế giới. 

Dù vậy, trong khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính đã trở nên phổ biến, thì kỹ thuật đằng sau các ca cấy ghép tử cung liên quan đến người chuyển giới vẫn chưa thể rõ ràng. 

Đã có hơn 100 ca cấy ghép tử cung cho phụ nữ thành công kể từ năm 2014. Và giờ đây, các nhà khoa học có thể thụ thai thành công cho những phụ nữ được ghép tử cung.

Nhưng việc đưa cơ quan sinh sản của phụ nữ vào một người đàn ông về sinh học lại gặp phải vô số rào cản. 

Theo như ghi chép hồ sơ y tế cho thấy, thủ thuật này chỉ được thử một lần trong lịch sử, khi nghệ sĩ chuyển giới người Đan Mạch Lili Elbe tiến hành ghép tử cung vào năm 1931.

Người phụ nữ 48 tuổi, một trong những bệnh nhân chuyển giới sớm nhất thế giới, đã được phẫu thuật ở Đức với hy vọng có thể sinh con với vị hôn phu của mình. Nhưng bà không thể thụ thai mà bị nhiễm trùng sau phẫu thuật và chết vì ngừng tim 3 tháng sau đó. 

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết những tiến bộ trong y học có nghĩa là về mặt lý thuyết, một phụ nữ chuyển giới có thể sinh con sau khi cấy ghép tử cung.

Điểm mấu chốt là chỉ những người sinh ra là nữ mới có thể tạo ra trứng nên phụ nữ chuyển giới sẽ không thể mang thai tự nhiên. Vì vậy, các bác sĩ cố gắng sẽ cần sử dụng kỹ thuật IVF để thụ tinh trứng từ bên ngoài rồi mới đưa vào cơ thể của họ. 

Một vấn đề khác mà các bác sĩ gặp phải chính là đặc điểm khung xương chậu của nam giới quá hẹp, không đủ để đứa trẻ lọt qua. Do vậy, phụ nữ chuyển giới sẽ phải sinh mổ.

Việc cấy ghép tử cung vẫn được coi là một quy trình thử nghiệm. Các biến chứng bệnh nhân phải đối mặt bao gồm đào thải nội tạng, nhiễm trùng đường tiết niệu, máu đông và bầm tím từ bên trong.

Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch, được dùng để giảm nguy cơ cơ thể đào thải cơ quan mới, cũng có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Cấy ghép tử cung chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng tử cung được hiến tặng từ một người phụ nữ còn sống, mặc dù các kỹ thuật đông lạnh hiện đại đã cho phép sử dụng tử cung của người hiến tặng đã qua đời.

Em bé đầu tiên được sinh ra bởi một người mẹ được cấy ghép tử cung của một phụ nữ đã chết. Ảnh: AP
Em bé đầu tiên được sinh ra bởi một người mẹ được cấy ghép tử cung của một phụ nữ đã chết. Ảnh: AP


Em bé đầu tiên được sinh ra từ một phụ nữ từng cấy ghép tử cung là ở Cleveland, Mỹ vào năm 2019. Đứa trẻ đã phát triển khỏe mạnh và chào đời sau 35 tuần 3 ngày bằng phương pháp sinh mổ.

Trong quá trình sinh mổ, phần tử cung được cấy ghép của người phụ nữ cũng được lấy ra và cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. 

(Nguồn: Báo Tin tức)

3 xu hướng chống nắng được phụ nữ hiện đại ưa chuộng

Phuong Ha |

Dầu dưỡng, miếng dán tiện lợi hay viên uống dạng nang đều là những “bảo bối” chống nắng đang được hội chị em ưu ái để bảo vệ làn da khỏi các tác động từ ánh nắng Mặt Trời.

Trung Quốc đưa ra bộ xét nghiệm nhận biết bệnh viêm gan bí ẩn

Thanh Mai |

Tuy nhiên, thông tin chi tiết về bộ xét nghiệm và khi nào sẽ đưa vào sử dụng chưa được tiết lộ.

Các dấu hiệu cảnh báo viêm gan bí ẩn ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Thanh mai |

Các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp ở trẻ cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bộ Y tế cảnh báo số ca sốt xuất huyết có thể tăng cao trong thời gian tới

Hải My |

Theo số liệu Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, hơn 14.700 ca sốt xuất huyết được ghi nhận trên cả nước, trong đó 6 ca tử vong. Dự báo số ca sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt là tại TP.HCM.