Nông nghiệp kết hợp dịch vụ - mô hình kinh tế mới ở vùng cao

Ngọc Trang |

Nắm bắt xu thế phát triển, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm sản xuất, đó là cách mà anh Hồ Văn Cương, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Cheng, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đã vận dụng để từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đi mới - nông nghiệp kết hợp dịch vụ. Bước đầu, mô hình này mang lại kết quả khả quan. Anh được đánh giá là một trong những nông dân tiêu biểu đi đầu phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 
Ông Cương (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sản xuất - Ảnh: N.T 
      

Trên tổng diện tích hơn 2 ha, trước đây gia đình anh Cương chủ yếu làm lúa nước và một số loại cây trồng ngắn ngày. Nhận thấy cách làm này tuy cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực quanh năm cho gia đình nhưng để vươn lên làm giàu thì rất khó.

Qua nghiên cứu một số mô hình ở vùng khác có điều kiện tương đồng, anh Cương quyết định chuyển đổi sang mô hình nuôi cá nước ngọt kết hợp nuôi gà và lợn bản địa. Tận dụng lợi thế địa hình nằm cạnh suối, nguồn nước dồi dào quanh năm, anh Cương quy hoạch đào 3 ao cá khá lớn, thả các loại cá truyền thống như: trắm, rô phi, chép, mè, trê...

Khu vực xa suối thì anh xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà và lợn bản, đồng thời kết hợp trồng một số loại cây làm thức ăn cho vật nuôi.

Nhờ tích cực nghiên cứu, học hỏi thông qua sách báo, internet, tham gia tập huấn và các mô hình tiêu biểu ở các vùng khác, sau gần 4 năm, đến nay, anh Cương đã dần hình thành một mô hình kinh tế đa con phát triển thuận lợi. Thức ăn cho cá, gà và lợn được anh chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: bã khoai, sắn, đậu, thân và lá cây chuối, cỏ... nên vừa hạn chế chi phí, vừa đảm bảo vật nuôi phát triển tốt.

Gà và lợn được lựa chọn con giống kỹ càng theo giống bản địa, có sức đề kháng tự nhiên tốt, ít bị dịch bệnh, được chăn nuôi theo hình thức kết hợp nuôi nhốt và thả vườn, đáp ứng cung cấp gà, lợn thịt và giống. Đầu ra sản phẩm của mô hình được đảm bảo, khách hàng chủ yếu liên hệ đặt mua tại nhà. Đàn gà hiện phát triển lên đến trên 500 con, cá và gà được anh xuất bán quanh năm. Tổng đàn lợn nái, lợn thịt và lợn giống trên 30 con.

Ngoài ra, nắm bắt nhu cầu khách hàng hiện nay muốn tìm đến những địa điểm xa khu dân cư, có không khí trong lành để nghỉ ngơi, trải nghiệm, anh Cương đã đầu tư xây dựng 4 nhà sàn nổi trên mặt nước hồ cá để phục vụ nhu cầu trải nghiệm câu cá và ẩm thực. Với không gian thoáng đãng, gần suối, nhiều ao hồ và đặc biệt là tất cả nguyên liệu phục vụ ẩm thực đều có sẵn tại vườn, như: cá, gà, lợn bản, rau sạch... nên dần thu hút được lượng khách đến đây tham quan, trải nghiệm ngày càng đông.

Tuy mới bước đầu triển khai, mô hình chăn nuôi kết hợp dịch vụ của gia đình anh Cương mang lại kết quả khả quan, vừa nâng cao thu nhập cho gia đình, vừa tạo điều kiện cho lao động tại địa phương theo từng mùa vụ. Trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu về trên 150 triệu đồng từ mô hình.

“Tôi nhận thấy cách làm này hiệu quả hơn làm lúa nước rất nhiều. Thời gian tới, gia đình tiếp tục mở rộng, khuyến khích các con cùng làm. Vừa làm, vừa học hỏi thêm, lấy kết quả bước đầu để đầu tư tiếp nhằm hạn chế vay vốn.

Nghiên cứu thêm cây, con mới kết hợp các dịch vụ khác, liên kết với các điểm dịch vụ trên địa bàn để tăng lượng khách, đảm bảo vừa phát triển nông nghiệp, vừa phát triển dịch vụ.

Hiện tại, chúng tôi đang chuẩn bị đào thêm 1 ao cá, đang triển khai xây dựng thêm hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn và gà bản; xây dựng hệ thống nhà bếp phục vụ dịch vụ ẩm thực cho khách đến tham quan và trải nghiệm”, anh Cường chia sẻ.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

TAGS

Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Võ Thái Hòa |

 Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển đổi dần theo hướng hữu cơ nhằm bảo vệ môi trường sản xuất và tạo ra sản phẩm sạch. Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, Sở Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị tập trung nghiên cứu sản xuất các loại chế phẩm sinh học và được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu cao trên nhiều lĩnh vực.

Nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế nông nghiệp

Minh Long |

 Để kinh tế nông nghiệp ở địa phương phát triển hiệu quả, bền vững, những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai đồng bộ các chính sách của trung ương trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển toàn diện, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện đời sống người dân nông thôn.

Nông nghiệp Quảng Trị chuyển mình mạnh mẽ trước thềm kỷ nguyên mới

Lê Văn Úy |

Trong chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Trị, nông nghiệp được xác định là “bệ đỡ” của nền kinh tế. Vì vậy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo và đã đạt được nhiều kết quả. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,21%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

Canh tác hữu cơ - giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Trần Cát Linh |

Phương pháp canh tác hữu cơ có từ lâu đời, có trước khi xuất hiện phương pháp canh tác vô cơ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, sự xuất hiện phương pháp canh tác vô cơ đem lại nhiều lợi ích trước mắt như: tăng năng suất, giảm công chăm sóc cây trồng, vật nuôi... Nhưng về lâu dài, phương pháp canh tác vô cơ hủy hoại môi trường và hiệu quả sản xuất giảm sút do môi trường sản xuất bị ô nhiễm, sản phẩm nông nghiệp bị ô nhiễm tác động xấu đến sức khỏe con người... Do đó, phương pháp canh tác hữu cơ đã được quay trở lại cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và cơ giới hóa trong sản xuất đã mang lại hiệu quả cao, cho sản phẩm an toàn. Đây là một giải pháp canh tác bền vững nhằm bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Nhiều đột phá để thu được hiệu quả cao trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngọc Trang |

Từ ngày lập lại tỉnh vào năm 1989 đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Trị không ngừng nỗ lực vươn lên khắc phục mọi khó khăn, thách thức và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.