Quảng Trị đầu tư hạ tầng để trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch

Minh Tuấn |

Giữa dòng chảy hội nhập của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), Quảng Trị đang dần vươn lên như một điểm sáng trên bản đồ du lịch khu vực. Trong khuôn khổ Dự án “Phát triển hạ tầng du lịch hỗ trợ tăng trưởng toàn diện GMS - Giai đoạn 2”, tiểu dự án tại Quảng Trị không chỉ tập trung nâng cấp hạ tầng du lịch mà còn góp phần cải thiện chất lượng sống, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho toàn vùng.

 
 Bãi tắm Cửa Việt thu hút số lượng lớn du khách - Ảnh: M.T
      

Hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại

Dự án được triển khai từ năm 2018 đến 30/6/2024, với tổng mức đầu tư hơn 11,434 triệu USD (khoảng 258,111 tỉ đồng) gồm 4 hạng mục trọng điểm: bãi tắm cộng đồng Trung Giang, Gio Hải, Cửa Việt và cảng du lịch Cửa Việt. Đây đều là những công trình có vai trò chiến lược trong phát triển du lịch biển, tăng tính kết nối và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Đến nay, các hạng mục đã hoàn thành, ba bãi tắm cộng đồng được bàn giao cho UBND huyện Gio Linh để đưa vào khai thác, phục vụ cả du khách và người dân địa phương. Các công trình này được thiết kế hiện đại, thân thiện môi trường và tích hợp hệ thống cấp thoát nước đi kèm, góp phần tạo cảnh quan đô thị ven biển văn minh, hấp dẫn. Cảng du lịch Cửa Việt, một trong những điểm nhấn quan trọng đã bàn giao cho UBND huyện đảo Cồn Cỏ. Hiện nay, các ngành, địa phương đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục về mô hình quản lý, phương án vận hành, khai thác hiệu quả, lâu dài.

Tạo động lực phát triển du lịch và kinh tế biển

Không dừng lại ở hoàn thiện hạ tầng, dự án còn mang lại những tác động rõ nét về KT-XH, đặc biệt trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Hệ thống hạ tầng hiện đại tạo điều kiện để Quảng Trị trở thành cửa ngõ du lịch biển - đảo của Bắc Trung Bộ, kết nối với các địa phương như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng trong chuỗi du lịch liên vùng của GMS.

Việc đưa vào khai thác các bãi tắm và cảng du lịch sẽ thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, nghỉ dưỡng, ẩm thực và vận tải. Nhờ đó không chỉ tăng thu ngân sách mà còn tạo việc làm ổn định, cải thiện thu nhập và chất lượng sống cho người dân ven biển. Bên cạnh đó, các bãi tắm cộng đồng còn là không gian sinh hoạt, vui chơi và tổ chức sự kiện cho cộng đồng địa phương. Việc kết hợp đầu tư hạ tầng với đào tạo kỹ năng nghề, nâng cao nhận thức du lịch cho người dân giúp củng cố nền tảng để phát triển du lịch bền vững.

Theo ông Hồ Văn Hoan, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị, hiệu quả thực sự của dự án sẽ phụ thuộc lớn vào khâu vận hành và quản lý sau đầu tư. Cần sớm hoàn tất thủ tục quyết toán, đồng thời xây dựng phương án cho quản lý khai thác, theo các hình thức cộng đồng quản lý, hợp tác công - tư hoặc xã hội hóa để đảm bảo khai thác hiệu quả tài sản công.

Riêng đối với cảng du lịch Cửa Việt, ông Hoan nhấn mạnh: “Việc công bố cảng biển và đưa vào khai thác là điều kiện then chốt để phát triển các tuyến du lịch kết nối đất liền - đảo Cồn Cỏ, một điểm đến ngày càng thu hút du khách. Cùng với đó, công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ tuyến du lịch cũng cần được đẩy mạnh nhằm gia tăng giá trị cho các công trình đã đầu tư”.

Tiểu dự án “Phát triển hạ tầng du lịch hỗ trợ tăng trưởng toàn diện GMS - Giai đoạn 2” tại Quảng Trị là minh chứng cho quyết tâm phát triển của một địa phương còn nhiều khó khăn nhưng giàu tiềm năng. Việc hoàn thành các công trình hạ tầng du lịch trọng điểm, kết hợp hạ tầng giao thông trọng điểm “ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây” đã tạo đà để Quảng Trị bứt phá, đóng góp vào tăng trưởng toàn diện của vùng GMS và cả nước.

Với chiến lược phát triển rõ ràng, Quảng Trị đang sẵn sàng bước vào một giai đoạn phát triển mới, vươn lên trở thành cửa ngõ năng động của du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Đức Việt |

Chiều ngày 4/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến chủ trì cuộc họp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) về nhiệm vụ công tác trọng tâm hoàn thành trước ngày 10/8/2025.

Du lịch biển đảo, động lực mới cho kinh tế địa phương

Thanh Lê |

Với lợi thế đường bờ biển dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng bề dày lịch sử, văn hóa, tỉnh Quảng Trị đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển du lịch biển đảo. Từ những bãi biển nguyên sơ như Cửa Tùng, Cửa Việt đến đảo Cồn Cỏ anh hùng, du lịch biển đảo Quảng Trị không chỉ khơi dậy tiềm năng kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh quê hương gắn với hòa bình và phát triển bền vững.

Phát triển du lịch nông thôn bền vững và hiệu quả

Kăn Sương |

Thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về văn hóa, thể thao và du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tập trung huy động các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở ngày càng khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chính trị, văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã tạo hiệu ứng tích cực, gắn kết và phát huy kết quả trong xây dựng NTM và đô thị văn minh tại địa phương.

Đồng ý chủ trương khai thác sản phẩm du lịch sinh thái – mạo hiểm thác Tà Đủ

MINH LONG |

Trên cơ sở văn bản đề nghị và kèm theo đề án của Công ty TNHH Jungle Boss ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, ngày 28/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến ký ban hành văn đồng ý chủ trương để Công ty TNHH Jungle Boss khảo sát, lập dự án/đề án khai thác sản phẩm du lịch sinh thái – mạo hiểm thác Tà Đủ, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa.