Thừa Thiên Huế đầu tư bảo tồn, tu bổ 5 di tích quan trọng

Nhật Anh |

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất phê duyệt chủ trương đầu tư 5 dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích trong hệ thống di sản Huế, gồm: Quốc Tử Giám, Đàn Nam Giao (phần còn lại), Điện Cần Chánh, Lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), Lăng vua Tự Đức (phần còn lại).

Di tích Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn ở Huế. Công trình được xây dựng, mở rộng nhiều lần dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Theo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng, các hạng mục công trình hiện đang bị xuống cấp và dần mất đi hình ảnh tổng thể của một công trình tiêu biểu, đặc trưng cho nền văn hóa-giáo dục được hình thành dưới triều đại nhà Nguyễn. Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Quốc Tử Giám-Kinh thành Huế có tổng mức đầu tư hơn 60 tỷ đồng.

Đàn Nam Giao là di tích đàn miếu quan trọng bậc nhất triều Nguyễn, được vua Gia Long cho xây dựng năm 1806 nằm về phía nam của Kinh thành Huế, là nơi các vua triều Nguyễn làm lễ tế trời hằng năm. Hiện nay, di tích Đàn Nam Giao vẫn chưa được hoàn thiện tổng thể, riêng khu vực Trai Cung chưa phục nguyên được không gian kiến trúc, khiến việc phát huy giá trị vẫn khá hạn chế. Dự án bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao (phần còn lại) có tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng.

Hằng năm, tại Đàn Nam Giao, tỉnnh Thừa Thiên-Huế đều tổ chức lễ tế theo đúng các nghi thức truyền thống triều Nguyễn với ước nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Hằng năm, tại Đàn Nam Giao, tỉnnh Thừa Thiên-Huế đều tổ chức lễ tế theo đúng các nghi thức truyền thống triều Nguyễn với ước nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804, là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng sớm nhất trong Hoàng Thành. Điện là nơi nhà vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở thành phế tích do bị phá huỷ bởi chiến tranh từ năm 1947. Việc đầu tư tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh là rất cần thiết để phục hồi di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. Dự án có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng.

Tổng thể di tích Lăng vua Thiệu Trị đến nay đã tồn tại hơn 150 năm. Hiện nay, các công trình kiến trúc thuộc tổng thể Lăng đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích Lăng vua Thiệu Trị là việc làm rất thiết thực. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 60 tỷ đồng.

Lăng vua Tự Đức được xây dựng vào năm 1864, là một trong những khu lăng tiêu biểu, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan truyền thống Huế. Do đó, việc đầu tư dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Lăng vua Tự Đức (phần còn lại) được xác định là nhiệm vụ cấp thiết nhằm chống xuống cấp, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 99 tỷ đồng.

(Nguồn: Chính phủ)

TAGS

Thừa Thiên Huế: Bảo vệ thành quả chống dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế

Nhật Anh |

Ngày 12/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 9 tháng năm 2021 và đề  ra các giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm.

Diệu Huyền - gương mặt trẻ tiêu biểu của ngành điện lực Thừa Thiên Huế

Quang Bách |

Diệu Huyền chia sẻ: “Mong muốn tuổi trẻ được trải nghiệm nhiều nhất và ý nghĩa nhất cho công việc”.

Tiếp tục hoạt động ý nghĩa hiến máu cứu người trong mùa dịch

Dương Xuân |

Với phương châm hành động “Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”, ngày  09/10/2021, cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các đơn vị xây lắp và sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã cùng tham gia hiến máu tình nguyện.

Thủ tướng: Thừa Thiên-Huế phải tận dụng lợi thế hiếm có để phát triển

Phạm Tiếp |

Theo Thủ tướng, Thừa Thiên-Huế cần tái cấu trúc lại nền kinh tế phát triển theo hướng: dịch vụ, thương mại, kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và công nghiệp văn hóa.