Trang trại Ruby Farm- Bước đầu thành công với cây trồng mới

Bích Liên |

Vốn đam mê công việc làm nông nên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng, anh Phan Tại Long (sinh năm 1991) trú tại Khóm 4, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã chuyển sang làm nông nghiệp. Dù “tay ngang” nhưng anh đã bước đầu thành công khi xây dựng được mô hình nông nghiệp chất lượng cao với 2 loại cây trồng mới ở Quảng Trị là nho và dâu tây.


Nhận thấy vùng núi Hướng Hóa có chất đất và khí hậu khá lý tưởng cho việc trồng các loại cây hay có ở Tây Nguyên, Đà Lạt nên Long tìm hiểu và đưa về trồng thử nghiệm một số loại cây như sầu riêng, ổi, bơ, dâu da… Tuy nhiên, ban đầu, kế hoạch không thành công do chưa có kinh nghiệm. Cùng với đó, những đợt mưa bão liên tiếp xảy xa khiến ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp của Long thất bại. Tuy nhiên, không vì thế mà chàng trai trẻ từ bỏ đam mê của mình.

Kể về chặng đường đầu khởi nghiệp, Long chia sẻ: “Khi bắt đầu khởi nghiệp bằng công việc trái với ngành nghề đã học, bản thân tôi xác định sẽ gặp nhiều thách thức, khó khăn. Chính vì vậy, tôi chấp nhận với những thất bại để tích lũy kinh nghiệm. Sau khi thất bại với những loại cây trồng ban đầu, vợ chồng tôi chuyển sang mở quán cà phê, buôn bán hàng qua mạng để tích lũy vốn, đồng thời học hỏi để tìm cách đầu tư làm nông nghiệp chất lượng cao một cách hiệu quả, bền vững hơn”.

Anh Phan Tại Long bên vườn dâu của mình - Ảnh: B.L
Anh Phan Tại Long bên vườn dâu của mình - Ảnh: B.L

Với những kế hoạch đã vạch sẵn, Long dần dần học hỏi để xây dựng mô hình nông nghiệp chất lượng cao với tên trang trại là Ruby Farm, mô hình được xây dựng tại thôn Hòa Hiệp, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa. Tháng 11/2020, với sự hỗ trợ, định hướng của người chú ruột hiện đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội, Long đã tìm hiểu, học hỏi và tham gia các lớp tập huấn về trồng dâu tây và nho tại các tỉnh phía Bắc.

Sau đó, anh bắt đầu xuống giống hơn 5.000 cây dâu tây Hana Mộc Châu và 420 cây nho không hạt Hạ Đen trên diện tích 2.000 m2. Sau 4 tháng chăm sóc, đến tháng 2/2021, vườn dâu của gia đình anh Long cho thu hoạch vụ đầu tiên với sản lượng gần 2 tạ. Riêng nho thì sau gần 1 năm xuống giống, đến cuối năm 2021 cũng đã cho thu hoạch với sản lượng 4 tạ. Với giá bán 250.000 đồng/kg dâu tây và 180.000 đồng/kg nho không hạt Hạ Đen, vụ đầu tiên, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu về hơn 90 triệu đồng. Long cho biết thêm:

Để giống dâu tây Hana Mộc Châu và nho không hạt Hạ Đen phát triển tốt, thu được những thành công bước đầu trên mảnh đất Hướng Hóa đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt, tôi phải thường xuyên cắt tỉa cành, theo dõi sâu bệnh. Cùng với đó, để đảm bảo an toàn đến tận tay người tiêu dùng, vườn tuyệt đối không dùng phân bón hóa học, thay vào đó, chúng tôi tận dụng phân có nguồn gốc từ bã cà phê, vỏ cam quýt, bổ sung thêm các loại như chuối ngâm, phân chuồng, tro trấu… tất cả được trộn, ủ thành phân hữu cơ để bón cho cây. Tuy mất nhiều thời gian, công sức nhưng cách làm này vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm một phần chi phí.

Thành công trong vụ đầu tiên, sau khi thu hoạch nho vào tháng 11/2021, anh Long tiếp tục xuống giống vụ dâu thứ 2 trên diện tích rộng hơn, với hơn 8.000 cây. Hiện tại, với kinh nghiệm vụ trước và những kiến thức học hỏi được, vườn dâu của gia đình anh phát triển tốt.

Nói về kế hoạch mở rộng mô hình làm nông nghiệp chất lượng cao của gia đình, Long cho hay, “Qua trồng thử nghiệm, nhận thấy giống cây dâu tây Hana Mộc Châu rất phù hợp với chất đất, khí hậu tại địa phương, nên thời gian tới, tôi sẽ mở rộng diện tích để trồng loại cây này, đồng thời sẽ lựa chọn trồng thêm một số giống dâu khác để tạo sản phẩm thu hoạch quanh năm cho trang trại. Riêng với cây nho, để đạt năng suất, chất lượng theo yêu cầu đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ hơn trong khâu chăm sóc. Thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ mở rộng diện tích trồng nho, bên cạnh giống chủ yếu là nho không hạt Hạ Đen, tôi sẽ trồng thêm nho mẫu đơn, nho ngón tay và nho hồng Nhật. Diện tích mở rộng cho 2 loại cây trồng này trên 1,5 ha. Ngoài cung cấp sản phẩm cho thị trường, tôi cũng hướng đến xây dựng khu trang trại thành điểm du lịch, để mọi người có thể đến tận vườn tham quan, trải nghiệm”.

Dù mới thành công từ trồng thử nghiệm nhưng với ý tưởng mới mẻ trong khởi nghiệp, trang trại Ruby Farm của anh Long đã được nhiều người biết đến. Không chỉ thích thú với chất lượng sản phẩm, vườn dâu và nho của anh Long còn thu hút nhiều khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Trang trại chăn nuôi trên vùng đồi Hướng Tân

Minh Long |

Từ kiến thức tích lũy được, cùng với kinh nghiệm thực tế trồng trọt, chăn nuôi của gia đình và học hỏi thêm ở những mô hình kinh tế hiệu quả trong vùng, anh Trần Đức Thụ (sinh năm 1998), Bí thư Chi đoàn thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp bài bản, có quy mô. Chỉ sau một thời gian ngắn, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng/năm.

Chỉ có 55/144 trang trại có hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm

Thanh Trúc |

Theo thống kê của ngành nông nghiệp và PTNT, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Quảng Trị có 144 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT với giá trị vốn đầu tư bình quân 2,765 tỉ đồng/trang trại.

Cam Lộ: 33 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Anh Vũ |

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung chuyên canh, những năm qua, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân khai thác tiềm năng đất đai, đầu tư xây dựng mô hình kinh tế trang trại, gia trại đem lại hiệu quả cao.

Trang trại nuôi ong gắn với bảo vệ môi trường

Nguyễn Trang |

Ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), cơ sở nuôi ong ruồi của ông Nguyễn Văn Hóa, thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa là địa chỉ chuyên về các sản phẩm gồm mật, ong giống và vật tư nuôi ong quy mô lớn, uy tín trong và ngoài huyện. Hiện trang trại đang cung ứng ong giống, chuyển giao kỹ thuật cho 22 hộ thuộc Dự án hỗ trợ cải thiện sinh kế bền vững do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ trên địa bàn xã Vĩnh Hòa cùng các địa phương vùng Đông, Nam huyện Vĩnh Linh và vùng lân cận huyện Gio Linh.