Trên 70.000 lượt khách du lịch đến Quảng Trị trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Thanh Trúc |

Nhiều hoạt động văn hóa lớn được tỉnh Quảng Trị tổ chức đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 như: Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị và 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, Lễ Thượng cờ thống nhất non sông… đã thu hút đông đảo khách du lịch đến với Quảng Trị, mang lại doanh thu lớn, góp phần phục hồi ngành du lịch.

Theo thống kê trong dịp nghỉ lễ vừa qua, tổng khách du lịch đến Quảng Trị ước đạt khoảng trên 70.000 lượt, chủ yếu là khách nội địa. Riêng Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng, đơn vị trực tiếp quản lý các di tích trên địa bàn đã đón tiếp và phục vụ hơn 9.000 lượt khách trong và ngoài nước đến thăm viếng, dâng hương, dâng hoa. Trong đó có 1.833 lượt khách có thu vé, doanh thu đạt hơn 89 triệu đồng.

Đông đảo du khách đến dâng hương, dâng hoa tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị trong dịp lễ 30/4, 1/5 - Ảnh: T.T
Đông đảo du khách đến dâng hương, dâng hoa tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị trong dịp lễ 30/4, 1/5 - Ảnh: T.T

Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 50 tỉ đồng. Công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú du lịch đạt từ 70% - 75%, các khách sạn 3 - 4 sao đạt trên 95% công suất. Dù lượng khách tăng cao hơn mọi năm nhưng tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch được đảm bảo an toàn.

Như vậy, sau hơn 2 năm trầm lắng do COVID-19, lượng khách du lịch đến với Quảng Trị trong dịp nghỉ lễ vừa qua tăng mạnh, tạo khởi đầu ấn tượng, thúc đẩy phát triển du lịch trong mùa hè tới. Để xúc tiến, quảng bá và kích cầu phát triển du lịch trong năm 2022, tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục làm mới và hoàn thiện các sản phẩm du lịch lịch sử cách mạng, du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng… nhất là xây dựng tour du lịch đảo Cồn Cỏ trở thành sản phẩm du lịch chủ đạo của địa phương. 

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Ký ức một thời “tiếp lửa” cho chiến trường Thành Cổ

Hiếu Giang |

Không phải là lực lượng chiến đấu chủ lực, nhưng trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, đã có những dân quân, du kích địa phương sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên cường tiếp lương tải đạn, đưa bộ đội vượt sông Thạch Hãn… để “tiếp lửa” cho chiến trường.

Thành cổ lòng đất chưa nguôi

Lê Đức Dục |

Tôi vẫn hằng tin những cột mốc thời gian trên đất nước này luôn được mặc định theo một địa danh, và không nhiều địa danh được gắn cùng một cột mốc lịch sử như thế. Ví như lịch sử hiện đại nhắc đến cột mốc 1945, hình ảnh đồng hiện cùng mốc thời gian đó sẽ là Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày lễ Quốc khánh, nhắc đến 1954 sẽ hiện lên địa danh Điện Biên Phủ và dòng sông Bến Hải, và nhắc đến cột mốc 1972, chắc chắn địa danh đồng hiện sẽ phải là Thành Cổ Quảng Trị.

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị

Minh Đức |

Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2022), tối nay 29/4, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 (1972 - 2022), 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (1972 - 2022). 

Hội thảo khoa học “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành Cổ năm 1972 - Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”

Thanh Hải |

Ngày 29/4, tại TP. Đông Hà, Bộ Quốc phòng phối hợp Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành Cổ năm 1972 - Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 (1972  -2022), 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.