Thiền trà pháp thoại – uống trà nghe đạo pháp là một sinh hoạt mới ở tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang (thị trấn Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị).
Đầu mùa xuân, chùa tổ chức đêm thiền trà tại chánh điện Tổ đình Tịnh Quang để giúp các phật tử tìm thấy sự an nhiên, tịnh tâm.
Mục đích của cuộc thiền trà là mọi người cùng ngồi yên tĩnh để có năng lượng cho một năm an lành. Mà an lành có đâu xa, chỉ cần khai mở thân tâm, tìm thấy niềm an vui trong chính bản thân mình. Thật đúng là “Vui từ trong dạ vui ra/ Buồn từ ngã bảy ngã ba buồn về”.
Phía trên chánh điện là nơi các quý thầy ngồi giảng pháp. Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Không gian đêm thiền trà được trang trí nhiều đèn và nến. Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Ở chính giữa có một tháp nến sắp theo đồ hình mạn-đà-la (“luân viên cụ túc”, nghĩa là vòng tròn đầy đủ). Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Phật tử ngồi phía dưới xếp bằng bên chén trà. Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Người tham gia ngồi xếp bằng ngay ngắn theo các hàng quay mặt vào giữa. Mỗi người có một cốc trà nóng, dĩa bánh với vài hạt sen hấp đường, một ngọn nến trước mặt. Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Không gian thiền trà uy nghiêm, tĩnh lặng. Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Ba mươi phút ngồi thiền trong yên lặng. Ảnh: Nguyễn Duy HùngThỉnh thoảng vang lên tiếng chuông. Ảnh: Nguyễn Duy HùngMục đích của cuộc thiền trà là mọi người cùng ngồi yên tĩnh để có năng lượng cho một năm an lành. Ảnh: Nguyễn Duy Hùng Sau khi trà thiền chừng 30 phút, các phật tử ngồi lắng nghe các thầy giảng pháp. Ảnh: Nguyễn Duy Hùng
Khá "cuồng chân" sau thời gian giãn cách xã hội để chung tay phòng, chống dịch COVID-19 nên nhiều gia đình, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn đã chọn lựa đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Vào mùa, hàng trăm lao động nghèo đã âm thầm mưu sinh trong không gian chật hẹp của những lò hấp cá hừng hực lửa ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Để có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình, giọt mồ hôi quyện lẫn mùi tanh nồng của cá đã chảy xuống gương mặt hằn in vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề hấp cá…
Đàn Toong và A Took cùng một số loại nhạc cụ truyền thống như trống, cồng chiêng, khèn bè… gắn với truyền thuyết về thần lúa, về câu chuyện “đi sim” của những đôi trai gái và lễ hội Ada mừng lúa mới hằng năm của người Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn…