Xếp hạng hai di tích lịch sử cấp tỉnh gắn với lực lượng Công an vũ trang nhân dân Quảng Trị

PV |

Ngày 28/6, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2355/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với hai di tích gắn với lực lượng Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Trị (nay là BĐBP tỉnh Quảng Trị).

Hai di tích được xếp hạng, gồm: “Địa điểm thành lập Đại đội Công an bảo vệ giới tuyến và Miếu thờ Ngô Thị Ngọc Lâm”, tọa lạc tại thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (sau sáp nhập là thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Thủy, tỉnh Quảng Trị) và Quyết định số 2356/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh: “Địa điểm lưu niệm trận đánh của Phân đội 23, Công an vũ trang Vĩnh Linh ngày 16/10/1954”, tại thôn Thiện Chánh, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (sau sáp nhập là Thiện Chánh, xã Hiếu Giang, tỉnh Quảng Trị).

 

Các quyết định này có ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị lịch sử cách mạng tiêu biểu gắn với lực lượng Công an vũ trang nhân dân – tiền thân của Bộ đội Biên phòng ngày nay.

Theo Thiếu tướng Trần Đình Dũng, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP, nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Trị, việc xếp hạng di tích hai địa điểm nói trên không chỉ nhằm ghi nhận giá trị lịch sử – văn hóa – tinh thần của những sự kiện gắn liền với quá trình hình thành, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an vũ trang nhân dân trong những năm đầu bảo vệ giới tuyến Hiền Lương – Bến Hải, mà còn là sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh thầm lặng của thế hệ đi trước. 

Địa điểm thành lập Đại đội Công an bảo vệ giới tuyến là nơi ghi dấu bước ngoặt quan trọng sau Hiệp định Genève 1954, khi đất nước bị chia cắt tạm thời và lực lượng Công an vũ trang được giao nhiệm vụ tiên phong bảo vệ giới tuyến phía Bắc. 

Trong khi đó, trận đánh của Phân đội 23 ngày 16/10/1954 tại Cam Lộ là minh chứng rõ nét cho tinh thần cảnh giác, quyết đoán, dũng cảm của lực lượng Công an vũ trang trong những ngày đầu tiếp quản và bảo vệ vùng giới tuyến, bảo vệ thành quả cách mạng.

Một số hình ảnh:

 
 
 
 

TAGS

Trăn trở cùng di tích

An Du |

Ngay đầu năm mới 2025, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có quyết định chi ngân sách 4 tỉ đồng hỗ trợ tỉnh Quảng Trị thực hiện sửa chữa, hồi phục, tháo rã, vận chuyển và lắp đặt chiếc máy bay C-119 từ TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai về trưng bày tại Di tích quốc gia Sân bay Tà Cơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Cần bảo tồn và phát huy giá trị một di tích lịch sử cấp tỉnh

Minh Tuấn |

Di tích lịch sử về vụ thảm sát Hướng Điền, xã Tà Rụt, nơi ghi dấu một trong những chương bi thương và anh dũng nhất của lịch sử kháng chiến chống Pháp, lại đang dần rơi vào quên lãng giữa đại ngàn Trường Sơn. Nơi đây, Đảng Đại Việt thân Pháp đã tàn sát 94 đồng bào 2 thôn Tân Hiệp và Tân Lập, huyện Hướng Hóa năm 1955, trong đó có 7 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, những người tiên phong trong phong trào đấu tranh cách mạng tại địa phương. Dù đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh, nhưng di tích này dường như mơ hồ trong tâm trí của người dân địa phương và thế hệ trẻ.

Đầu tư trên 831 triệu đồng tu bổ di tích Nhà ga - Lô cốt Đông Hà

Anh Quân |

UBND TP. Đông Hà (Quảng Trị) vừa có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật và bố trí từ ngân sách địa phương 831,88 triệu đồng để đầu tư tu bổ, nâng cấp di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà ga - Lô cốt Đông Hà.

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

H.L |

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 756/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.