Di tích lịch sử
Thêm yêu lịch sử, quê hương từ tranh bích họa
Hiếu Giang |
Đầu năm học 2024-2025, mặt trước của hệ thống tường rào Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh) được tô điểm đẹp mắt bằng hàng chục bức tranh bích họa sinh động. Với những chủ đề về các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá tiềm năng du lịch địa phương, mối quan hệ máu thịt giữa huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) - huyện Tân Kỳ (Nghệ An)... những bức tranh bích họa góp phần giúp học sinh hiểu biết và thêm yêu lịch sử, truyền thống hào hùng của quê hương.
Khẩn trương triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa
Hà Trang |
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án được giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2021 - 2025 cho danh mục thuộc Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa ký ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Quảng Trị.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tiến trình phát triển đất nước
PV |
Là người công tác gần gũi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một thời gian tương đối dài, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã nêu những dấu ấn đậm nét về Tổng Bí thư.
Hơn 6 tỉ đồng chỉnh trang các di tích, thiết chế văn hóa phục vụ Lễ hội Vì Hòa bình 2024
Thanh Hải |
Ngày 25/4, Ban Văn hóa - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở VH,TT&DL để nghe báo cáo chủ trương đầu tư 5 dự án chỉnh trang các di tích, thiết chế văn hóa quốc gia đặc biệt và các thiết chế văn hóa phục vụ tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình 2024. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì làm việc.
Đông Hà chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa
Vũ Hoàng |
Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, thời gian qua, TP. Đông Hà (Quảng Trị) đã có nhiều chủ trương, giải pháp để đầu tư bảo tồn, tôn tạo cũng như phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử, văn hóa (LSVH) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hướng Hóa phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội
Khánh Ngọc |
Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng được du khách trong nước và thế giới biết đến như Nhà tù Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, Cứ điểm Làng Vây... Đặc biệt, di tích xếp hạng cấp quốc gia Sân bay Tà Cơn gắn với chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã ghi dấu ấn trong lịch sử là thất bại thảm hại nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam ở thế kỷ XX. Đây là lợi thế của huyện Hướng Hóa để khai thác, phát huy giá trị các di tích trong giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời quảng bá hình ảnh, tiềm năng về văn hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng để phát triển du lịch ở Vĩnh Linh
Mỹ Hằng |
Huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là địa phương có nhiều di tích lịch sử cách mạng đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Với hệ thống 180 di tích đã được xếp hạng, đây không chỉ là những “địa chỉ đỏ” giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, truyền thống anh hùng cách mạng của cha ông, mà còn là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch lịch sử - chiến tranh cách mạng, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.
Khai thác hiệu quả hệ thống di tích lịch sử văn hóa để thúc đẩy phát triển du lịch
Đào Tâm Thanh |
Tỉnh Quảng Trị đang quan tâm chỉ đạo nhiệm vụ lập quy hoạch, tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý đối với hệ thống di tích trên địa bàn, nhất là các di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
Cần khoảng 3 tỉ đồng để duy tu, sửa chữa Tượng đài Mai Quốc Ca
Kăn Sương |
Trước thực trạng Tượng đài Mai Quốc Ca, nằm cạnh Quốc lộ 1 và sông Thạch Hãn, thuộc phường An Đôn đã xuống cấp, cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, UBND thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) vừa có văn bản đề xuất Ban Thường vụ Thị ủy Quảng Trị cho chủ trương duy tu, sửa chữa với tổng kinh phí thực hiện dự kiến 3 tỉ đồng, thời gian thực hiện trong năm 2024.
Bảo tồn và phát huy giá trị Cây Di sản
Thùy Dung |
Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, Cây Di sản còn là niềm tự hào của nhân dân mỗi địa phương.
Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sản phẩm du lịch
Như Quỳnh |
Công nghiệp văn hóa là sự ứng dụng của những tiến bộ công nghệ - thông tin và kỹ năng kinh doanh, sử dụng nguyên liệu đầu vào là năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa, nguồn vốn trí tuệ, để tạo đầu ra là các sản phẩm - dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa ngày mạnh mẽ và đa dạng của người dân và xã hội. Sở hữu nhiều di tích, di sản văn hóa, tỉnh Quảng Trị có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, trong đó có du lịch văn hóa.
Di tích lịch sử ở làng Hà Xá
Nguyễn Việt Hà |
Hà Xá là một làng thuộc xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Đến với Hà Xá, du khách không chỉ viên mãn với phong cảnh thanh bình của một làng ven đô, mà còn được thấy những di tích đang trầm mặc với bóng thời gian, những câu chuyện lịch sử văn hóa đồng hành với dòng chảy lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Không gian Quảng Trị tái hiện tại Triển lãm Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam
Thái Khoa |
Triển lãm Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam do Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức vừa kết thúc đã để lại dấu ấn tốt đẹp cho nhiều khách tham quan trong, ngoài tỉnh. Không gian triển lãm này còn có sự tham gia của 22 tỉnh, thành từ Bắc vào Nam như: Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tưởng niệm những người đã ngã xuống trong sự kiện thất thủ Kinh đô Huế
PV |
Sáng 11/7 (nhằm ngày 24/5 Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm hồn năm 2023 tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố thất thủ Kinh đô Huế năm 1885.
Đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử lưu niệm danh nhân mộ Tiến sĩ Bùi Dục Tài
Kăn Sương |
Ngày 5/7, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về tờ trình của UBND tỉnh đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử lưu niệm danh nhân mộ Tiến sĩ Bùi Dục Tài”.
Đẩy mạnh công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở Vĩnh Linh
Nguyễn Trang |
Với khoảng 180 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, huyện Vĩnh Linh chiếm đến 1/3 số lượng di tích của tỉnh Quảng Trị. Trong đó có 15 di tích thành phần thuộc di tích quốc gia đặc biệt, 1 di tích cấp quốc gia và trên 160 di tích cấp tỉnh.
Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”
PV |
Nhân kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới, ngày 16/6, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”.
Hoành Sơn quan 'kêu cứu': Cần sự hợp tác, đặt quyền lợi của di sản lên trên hết
PV |
Dãi dầu mưa nắng ngót 200 năm mà không được trùng tu, bảo vệ, Hoành Sơn quan đang ngày càng xuống cấp, có nguy cơ trở thành phế tích do “nhập nhằng” trong phân định địa giới hành chính và trách nhiệm quản lý.
Đất và người Cam Lộ với khát vọng hòa bình
Đỗ Văn Bình- TUV, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ |
Với vị trí địa - chính trị đặc biệt của mình, trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Cam Lộ - vùng đất giữ vai trò chiến lược trọng yếu phía Tây tỉnh Quảng Trị từng chứng kiến biết bao biến động có tính bước ngoặt của lịch sử khi 2 lần được chọn làm “Kinh đô kháng chiến”.
Triển khai lập hồ sơ khoa học Di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên đất Lào
PV |
Ngày 18-5, Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị chủ trì cuộc họp phân công nhiệm vụ lập hồ sơ khoa học Di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên đất Lào.
Dòng điện hiện đại trên mảnh đất của Chiến thắng Khe Sanh lịch sử
Thục Khanh |
55 năm sau Chiến thắng Khe Sanh lịch sử, trên một vùng bị đạn bom cày xới, thị trấn Khe Sanh nói riêng và huyện Hướng Hóa nói chung đã tươi xanh trở lạị.
Đề nghị sửa đổi tên gọi di tích hệ thống giếng cổ Gio An
Thanh Trúc |
Hệ thống các giếng cổ Gio An, huyện Gio Linh là những công trình dẫn thủy cổ, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, từng giếng đơn lẻ đều có giá trị khảo cổ, văn hóa nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay. Với các giá trị về lịch sử - văn hóa đó, hệ thống giếng cổ ở xã Gio An được công nhận là di tích quốc gia với tên gọi: “Hệ thống khai thác và xử lý nước (14 giếng cổ) thuộc xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tại Quyết định số 08/2001/QĐ-VHTT ngày 13/3/2001 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Rà soát công tác chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Minh Đức |
Ngày 9/5, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp để rà soát công tác chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam chủ trì cuộc họp.
Quảng Trị tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng "Ước nguyện Hòa bình"
PV |
UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng "Ước nguyện hòa bình" để tìm kiếm tác phẩm có ý nghĩa với thông điệp hòa bình dự kiến đặt tại Công viên Thống nhất - Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.