Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng để phát triển du lịch ở Vĩnh Linh

Mỹ Hằng |

Huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là địa phương có nhiều di tích lịch sử cách mạng đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Với hệ thống 180 di tích đã được xếp hạng, đây không chỉ là những “địa chỉ đỏ” giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, truyền thống anh hùng cách mạng của cha ông, mà còn là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch lịch sử - chiến tranh cách mạng, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.


Tọa lạc trên địa phận thôn Hiền Lương, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh và thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải là biểu tượng tiêu biểu cho ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do và thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử ghi rõ, từ sau năm 1954 khi Hiệp định Giơ- ne-vơ được ký kết, dòng sông Bến Hải, cầu Hiền Lương ở vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, chờ 2 năm sau tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Thế nhưng cuộc chờ đợi ấy của cả dân tộc đã phải kéo dài suốt hơn 20 năm ròng rã.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải luôn thu hút đông đảo du kháchđến tham quan -Ảnh: M.H
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải luôn thu hút đông đảo du kháchđến tham quan -Ảnh: M.H

Hòa bình lập lại, thể theo nguyện vọng của Nhân dân, Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải được bảo tồn, xây dựng, xếp hạng Khu di tích quốc gia đặc biệt. Từ tháng 4/2022, hệ thống điện chiếu sáng nghệ thuật trên cầu Hiền Lương được đưa vào sử dụng càng tăng thêm vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho di tích mỗi khi đêm về; thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Ông Trần Văn Minh, nhân viên Ban Quản lý Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải cho biết: “Nằm trong tour du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải trở thành điểm đến thu hút ngày càng đông khách tham quan trong và ngoài nước.

Trong năm 2023, doanh thu từ bán vé phục vụ du khách tham quan hơn 1,3 tỉ đồng. Bước sang năm 2024, năm có nhiều sự kiện chính trị trọng đại của địa phương, chắc chắn du khách trong và ngoài nước sẽ tiếp tục tìm đến các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh nói chung và Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải nói riêng”.

Cùng với 180 di tích lịch sử đã được xếp hạng từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia, Bảo tàng lịch sử Vĩnh Linh cũng là một trong những điểm đến thu hút khá đông người dân đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử của quê hương. Tại bảo tàng hiện trưng bày, lưu giữ rất nhiều kỷ vật, di vật, hình ảnh tư liệu chiến tranh.

Đây chính là nơi thể hiện một cách sinh động, sâu sắc về tinh thần yêu nước nồng nàn của người dân Vĩnh Linh đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để cho hôm nay đất nước nối liền một dải. Trong mục tiêu phát triển loại hình du lịch lịch sử, huyện Vĩnh Linh cũng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp.

Trong đó, chú trọng đến việc đổi mới nội dung và hình thức trưng bày; đẩy mạnh việc tìm kiếm, sưu tầm các di vật, hiện vật chiến tranh; đa dạng hóa hoạt động, quan tâm trưng bày hoặc tổ chức triển lãm chuyên đề, đề cao tính tương tác với công chúng. Đặc biệt, chủ động liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch trong việc quảng bá về giá trị của bảo tàng và thu hút du khách, trực tiếp góp phần phát triển du lịch.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và TDTT huyện Vĩnh Linh Hoàng Đức An cho biết: “Bảo tàng lịch sử Vĩnh Linh hiện lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật chiến tranh. Hiện nay, đơn vị đang đẩy mạnh công tác tìm kiếm, sưu tầm các tài liệu, hiện vật chiến tranh để việc trưng bày, giới thiệu lịch sử đến người dân, du khách được phong phú, đa dạng.

Thông qua công tác trưng bày, tuyên truyền, mong muốn sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức giữ gìn, tôn vinh và quảng bá có hiệu quả bản sắc văn hóa của mảnh đất và con người Vĩnh Linh”.

Xác định được vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã có nhiều chủ trương, quyết sách nhằm phát huy lợi thế vị trí địa lý, các giá trị văn hóa - lịch sử của địa phương để phát triển ngành “công nghiệp không khói”. Huyện cũng đã ban hành nghị quyết phát triển thương mại - du lịch địa phương giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, xác định loại hình du lịch lịch sử là một trong những thế mạnh vốn có cần phát huy, khai thác nhằm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa quảng bá mảnh đất, con người Vĩnh Linh đến với du khách, vừa có nguồn thu từ du lịch, góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Thiên Tùng cho biết: “Trong thời gian tới, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt Lễ hội Vì Hòa bình, huyện sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho các di tích theo đúng kế hoạch. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kết nối các tour, tuyến du lịch, điểm đến lịch sử hấp dẫn để quảng bá, giới thiệu về mảnh đất và con người Vĩnh Linh.

Chủ động trong việc hợp tác, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của các di tích lịch sử nhằm phát triển du lịch. Khi hình thành được các sản phẩm du lịch hấp dẫn sẽ góp phần nâng tầm giá trị di tích và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cũng như bảo tồn, tôn tạo di tích hiệu quả hơn”.

Với những tiềm năng, lợi thế riêng có, huyện Vĩnh Linh đang nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch. Đưa loại hình du lịch lịch sử trở thành một trong những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương. Đây cũng chính là một trong những cơ sở để đẩy nhanh quá trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Vĩnh Linh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tìm thấy thi thể người phụ nữ nghi nhảy cầu Hiền Lương

Lê Trường |

Sáng nay 24/2, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an Quảng Trị cho biết, đơn vị đã tìm thấy thi thể người phụ nữ nghi nhảy cầu Hiền Lương.

Bâng khuâng Hiền Lương

Thành Nam |

Quảng Trị những ngày tháng Tư lịch sử, chiều rơi nhẹ. Đôi bờ Hiền Lương thanh bình. Cụm di tích Đôi bờ Hiền Lương trầm mặc. Trong kháng chiến, nơi đây đã ghi dấu nỗi đau của đất nước. Hôm nay, về với cầu Hiền Lương, sông Bến Hải để nghe con nước thổn thức, để thấy cuộc sống hồi sinh và để nghe ký ức ngày xưa vọng về.

Lễ thượng cờ thống nhất non sông. được tổ chức tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.

PV |

Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 51 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5), sáng 30/4, tại Kỳ đài phía Bắc - Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ thượng cờ thống nhất non sông.

Sóng nước Hiền Lương soi bóng cờ vĩ tuyến

Lê Đức Dục |

Trên hành trình thiên lý Bắc Nam, có một dòng sông, một chiếc cầu không ai có thể quên: sông Bến Hải và cầu Hiền Lương. Sông không rộng, cầu không dài nhưng đó là dòng sông mang nhiều nỗi đau nhất, 20 năm cha xa con, vợ mất chồng, anh biệt em chỉ vì một tầm nước, một mái chèo, khắc khoải đợi chờ và đẫm nước mắt. Những “ngày Bắc, đêm Nam”, những thao thức trong từng câu thơ, từng bài hát đã bắt đầu từ đây, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải vĩ tuyến 17.