Hướng Hóa phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội

Khánh Ngọc |

Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng được du khách trong nước và thế giới biết đến như Nhà tù Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, Cứ điểm Làng Vây... Đặc biệt, di tích xếp hạng cấp quốc gia Sân bay Tà Cơn gắn với chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã ghi dấu ấn trong lịch sử là thất bại thảm hại nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam ở thế kỷ XX. Đây là lợi thế của huyện Hướng Hóa để khai thác, phát huy giá trị các di tích trong giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời quảng bá hình ảnh, tiềm năng về văn hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Hiện nay, trên địa bàn huyện Hướng Hóa có 22 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Trong đó, có 3 di tích cấp quốc gia là Nhà tù Lao Bảo, Cứ điểm Làng Vây, Sân bay Tà Cơn và 19 di tích cấp tỉnh, được phân cấp quản lý. Những năm qua, hoạt động đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử huyện Hướng Hóa được quan tâm.

Đối với các di tích tiêu biểu của địa phương như Sân bay Tà Cơn, Nhà tù Lao Bảo, Cứ điểm Làng Vây đã được đầu tư xây dựng nhà trưng bày, khuôn viên di tích, tượng đài và cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ của khách du lịch và Nhân dân.

Di tích Cứ điểm Làng Vây được đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị -Ảnh: N.T.H
Di tích Cứ điểm Làng Vây được đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị -Ảnh: N.T.H

Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn hẹp, không đủ đáp ứng với một số lượng lớn hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn huyện, nên hiện nay các di tích còn lại chưa được đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp. Một số di tích có nguy cơ bị mất dấu cao. Thực hiện Nghị quyết 167 của HĐND tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa, từ năm 2021 đến nay, UBND huyện chỉ đạo Phòng VH&TT huyện phối hợp với Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh, các xã, thị trấn có di tích, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện tiến hành khảo sát, đo, vẽ các di tích theo lộ trình quy định, kinh phí mỗi năm 60 triệu đồng.

Công tác phát huy hệ thống di tích để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, gắn với phát triển du lịch đã có những bước phát triển khởi sắc. Lượng du khách đến tham quan du lịch, thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ, thăm lại chiến trường xưa ngày càng đông.

Quá trình khai thác, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa huyện Hướng Hóa khá thuận lợi do trên địa bàn có nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ thích hợp cho trải nghiệm du lịch lịch sử văn hóa kết hợp nghỉ dưỡng, khám phá văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số. Huyện Hướng Hóa nằm đầu cầu về phía Việt Nam trên Hành lang kinh tế Đông - Tây, có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và hoạt động giao thương với các nước Lào, Thái Lan phát triển khá sôi động cũng là lợi thế lớn để thu hút du khách.

Sức hấp dẫn về bề dày truyền thống cách mạng và truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên dãy Trường Sơn hùng vĩ trở thành nét độc đáo thu hút nhiều người đến trải nghiệm, khám phá. Đón đầu xu hướng du lịch đó, khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã phát triển mạnh các loại hình du lịch cộng đồng như farmstay, homestay, các vườn hoa..., đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách. Huyện cũng đầu tư xây dựng các công trình tâm linh độc đáo, như bảo tháp, nhà thờ tại Khu văn hóa tâm linh huyện, Cao điểm 689..., qua đó, thu hút du khách đến với địa phương. Thời gian gần đây, nhóm khách gia đình đến tham quan, trải nghiệm văn hóa ở Hướng Hóa có xu hướng tăng mạnh.

Với tiềm năng thế mạnh sẵn có, huyện Hướng Hóa đang tập trung triển khai các giải pháp phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa kết hợp với trải nghiệm du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, gắn phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hóa với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ mạch nguồn truyền thống lịch sử cách mạng, truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, huyện Hướng Hóa đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Sẽ xây dựng chợ chuối Tân Long trên dốc Làng Vây

Võ Lộc |

HĐND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư công trình chợ chuối xã Tân Long với tổng mức đầu tư 11 tỉ đồng; thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2026. 

Qua nẻo Làng Vây

Thanh Hải |

Những lần đi về trên Quốc lộ 9 qua di tích cứ điểm Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), tôi lại nhớ đến dự cảm khai phóng trong câu thơ của nhà thơ Ngô Kha từ hơn nửa thế kỷ trước: “Ta sẽ thấy và nhất định thấy/Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo/Một thị trấn yêu kiều qua nẻo Làng Vây”.

Bỏ hình thức thi thăng hạng giáo viên là có căn cứ

PV |

Ngày 4/8, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT đã có thông tin giải đáp một số vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023.