Xôn xao mùa dã quỳ Đà Lạt

Hà Hữu Nết |

Khi những cơn mưa ở Đà Lạt yếu ớt và thưa dần, là lúc hoa dã quỳ bung nở vàng rực khắp thành phố. Mọi nẻo đường đến Đà Lạt bạt ngàn dã quỳ đua nở, đẹp đến nao lòng. Như một lời hẹn - mùa dã quỳ nở (đầu tháng 11), du khách thập phương lại tìm về Đà Lạt để thưởng lãm, hoài niệm, ghi hình, đắm chìm trong màu vàng hoang dại, khó phai.

Truyền thuyết về hoa dã quỳ kể rằng: Ngày xưa, trên cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt ngày nay) có hai bộ tộc kình địch, cấm trai gái không được lấy nhau, ai vi phạm sẽ bị xử trảm. Năm ấy, chàng Lang (con trai tù trưởng Lạch) tuấn tú tài giỏi, yêu say đắm nàng Biang (con gái tù trưởng Chil) xinh đẹp hiền thục. Họ nguyện thề mãi mãi bên nhau.

 

 Khi bị phát giác, cả hai chấp nhận cái chết để phản đối hủ tục và giữ trọn lời thề. Ngay đêm ấy, Yàng (trời) báo mộng cho hai tù trưởng rằng, vì hằn thù vô lý đã giết chết đôi trai tài gái sắc nhất vùng, hãy xóa bỏ lời nguyền đi. Ngay sáng hôm sau, hai tù trưởng tụ tập dân làng “cắt máu ăn thề”, kết tình huynh đệ, làm lễ mai táng đôi trẻ lên núi Bà (núi Lang Biang ngày nay) và cho trai gái tự do kết hôn.

 

 Đầu mùa khô năm sau, quanh hai ngôi mộ ấy, mọc lên một loài cây hoang dại, nở hoa vàng rực núi rừng. Người đời xót thương, đặt tên loài hoa ấy là dã quỳ. Đã có kẻ nhẫn tâm (ganh ghét vì không yêu được nàng Biang) chặt bỏ hết dã quỳ, quăng đi thật xa. Nhưng kỳ lạ thay, dã quỳ vẫn sống mãnh liệt, lan tỏa khắp núi rừng Tây Nguyên.

 
 

Truyền thuyết ấy thật giản dị và nhân văn. Với tôi, hoa dã quỳ luôn có sức hút đặc biệt và luôn dành thời gian để ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Trong nội ô Đà Lạt, khắp các triền đồi ở Dinh I, Dinh II, Dinh III, Cáp Treo, Trường Cao đẳng Sư phạm, Ga Đà Lạt, Thái Phiên, Trại Mát, hồ Tuyền Lâm, sân bay Cam Ly... bạt ngàn dã quỳ lung linh trong nắng.

Như một lời hẹn, mùa dã quỳ nở, du khách thập phương lại tìm về Đà Lạt để thưởng lãm, hoài niệm, ghi hình, đắm chìm trong màu vàng hoang dại, khó phai.

 
 

 Ngắm nhìn và chụp ảnh hoa dã quỳ đẹp nhất là vào sáng sớm, khi những hạt sương còn đọng trên lá và những cánh hoa, hoặc buổi chiều tà khi những tia nắng lung linh, nhảy múa giữa bạt ngàn sắc vàng.

 

Bạn có thể bắt gặp sắc vàng óng ánh của dã quỳ ở bất cứ nơi đâu, bên những biệt thự cổ trầm mặc, hay những con dốc, hẻm phố, đường ra ngoại thành...

Cùng với muôn loài hoa khác, hoa dã quỳ đã làm nên Đà Lạt mến yêu.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Những bông hoa từ tàn tích

Hoàng Tiến |

“Ký ức Khe Sanh” (NXB Thuận Hóa) là những trang viết từ cuộc thi cùng tên do Quỹ phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị (Trang Thông tin điện tử Xanh Ewec) phối hợp UBND huyện Hướng Hóa tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa (9/7/1968-9/7/2023).

Vàng hoa thuở ấy

Hồ Sĩ Bình |

Hôm qua đi làm về, bỗng dưng tôi dừng lại bởi phát hiện trên đường đã ngập tràn xác hoa điệp vàng. Ở Đà Nẵng, có lẽ chỉ có con đường này trồng toàn cây muồng và tôi đã đi lại nhiều lần. Vào mùa hoa một màu vàng rực trên không trung chấp chới nhưng chỉ đến khi màu vàng ấy trải đầy trên mặt đất như một tấm thảm miên man sâu hút trên đường làm bồi hồi một nỗi nhớ xa thẳm, đánh thức trong tôi cái màu vàng chênh chao trong ký ức.

Dã quỳ vàng tươi ký ức

Phạm Xuân Dũng |

Khi tôi lên xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã thấy những con đường hoa quỳ rực vàng dưới nắng, ánh lên một sự hân hoan cơ hồ lạ lẫm ở vùng sơn cước biên viễn.

Đà Lạt - mùa Dã quỳ

Hà Hữu Nết |

Khi những cơn mưa Đà Lạt yếu ớt và thưa dần, là lúc Dã quỳ bung nở vàng rực thành phố. Mọi nẻo đường đến Đà Lạt, bạt ngàn Dã quỳ đua nở, đẹp đến nao lòng. Có người bảo, Dã quỳ là hoa báo nắng, là biểu tượng của tình yêu bất diệt.