Hai bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của cố nhà văn Lê Lựu

Thanh Mai |

Hai bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Lê Lựu đã để lại nhiều ký ức tươi đẹp trong lòng khán giả Việt Nam.

Thời xa vắng

Tiểu thuyết Thời xa vắng xuất hiện năm 1986, được nhà văn Lê Lựu viết khi công cuộc đổi mới đất nước vừa được bắt đầu. Ông viết như viết về mình nhưng có bóng dáng của nhiều người, của một thời. Giang Minh Sài – nhân vật chính trong tác phẩm là một kiểu người, một kiểu sống, rất riêng, rất khác với những nhân vật văn học quen thuộc trước đây. Tiểu thuyết Thời xa vắng đã được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.
Cảnh trong phim Thời xa vắng
Cảnh trong phim Thời xa vắng
Ngay sau đó năm 1987, đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh đã mua tác quyền tiểu thuyết Thời xa vắng để chuyển thể thành phim. Đạo diễn Hồ Quang Minh đã tự chuyển thể kịch bản và vì nhiều lí do, bộ phim mãi đến năm 2003 mới ra đời, sau 16 năm thai nghén. Bộ phim được Hội Điện ảnh Việt Nam trao giải Cánh diều bạc năm 2005. 

Thời xa vắng còn được trao nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, như giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Singapore, giải Quay phim xuất sắc nhất của Hội Điện ảnh Việt Nam, giải thưởng của Viện Bảo tàng Pháp.

Thời xa vắng kể về một nhân vật tên Giang Minh Sài. Khi đất nước còn chiến tranh, anh đã bị gia đình ép lấy một cô vợ hơn mình 3 tuổi tên là Tuyết. Sài sống như một con rối, anh vốn là người học giỏi, và sẽ càng chuẩn mực nếu như anh có đạo đức tốt.

Mọi chuyện thay đổi khi Sài gặp tình yêu của đời mình, đó là một cô gái tên Hương. Vì tình yêu, Sai im lặng chạy trốn vào chiến trường miền Nam để thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt trong gia đình. Tuy giỏi giang nhưng anh chẳng được tự do, vì cuộc sống của anh bị giám sát chặt chẽ, nếu không chấp nhận anh sẽ bị coi là phản động.
Cảnh trong phim Thời xa vắng
Cảnh trong phim Thời xa vắng
Khi hòa bình lập lại, Sài trở về cuộc sống bình thường và được phép ly hôn với Tuyết. Anh yêu Châu và kết hôn với Châu. Họ chung sống với nhau, có hai đứa con nhưng sự thật vỡ lở khi Sài phát hiện con lớn của hai người thực ra là con riêng của Châu với người yêu khi trước. 

Quá đau buồn và chán nản với thực tại, Sài quay về ngôi làng Hạ Vi nơi anh nuôi dưỡng, dốc hết sức mình để giúp làng phát triển.

Đạo diễn Hồ Quang Minh đã cố gắng biến những yếu tố “chân thực” trong văn học thành yếu tố “giống thật” trên màn ảnh. Ông đã bỏ rất nhiều công sức và tiền của để xây dựng cho được những cảnh chân thực trên màn ảnh. Để có cảnh con gái Sài đạp xe đi trên triền đê lộng gió tới bến đò đón cha về làm đám cưới cho mình, đạo diễn và quay phim chính Trần Hùng đã phải sục sạo gần 5000 cây số đường đê để tìm một khúc đê biển thật ấn tượng. 

Phim Thời xa vắng của Hồ Quang Minh đã được Lê Lựu đánh giá là bộ phim được làm cẩn thận vào bậc nhất, như tác giả hình dung khi viết cuốn tiểu thuyết này. Hồ Quang Minh đã nắm bắt, thể hiện được cốt lõi tinh thần của tác phẩm. Đó là bi kịch của những con người chịu nhiều sự ràng buộc, không được sống với đúng con người của chính mình, đại diện tiêu biểu là Sài.

Sóng ở đáy sông 

Tiểu thuyết "Sóng ở đáy sông" được nhà văn Lê Lựu sáng tác vào năm 1994. Đây là tác phẩm được ông viết theo đơn đặt hàng của nhà xuất bản Hải Phòng. 
Xuân Bắc vào vai Núi.
Xuân Bắc vào vai Núi.
Sóng ở đáy sông là một trong những tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Lê Lựu. Sóng ở đáy sông chỉ được dư luận chú ý đến sau thành công vang dội của phim truyền hình cùng tên. Với sự tham gia của dàn diễn viên như Duy Hậu, Xuân Bắc, Kim Oanh… cùng kịch bản phim chặt chẽ, chân thực, xúc động, giàu tính nhân văn, phim Sóng ở đáy sông nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả, trở thành hiện tượng của truyền hình Việt Nam những năm 2000. Bối cảnh của phim rơi vào giai đoạn 1954 ở miền Bắc, Việt Nam. Chủ yếu được quay tại thành phố Hải Phòng đỏ rực màu hoa phượng. Một nếp sống trong thời kì chuyển giao giữa Pháp – chính quyền Việt Nam năm 1954, được tái hiện sống động trong phim. 
 
 
Nội dung phim xoay quanh nam chính Núi (Xuân Bắc) và cuộc đời của cậu từ nhỏ tới lớn. Gia đình Núi vốn là tư sản cũ tại Hải Phòng nhưng bản thân cậu lại là con của vợ lẽ nên không được cha thừa nhận, đã vậy còn phải sống trong cảnh bần hàn và bị phân biệt đối xử so với những người anh cùng cha khác mẹ.
 
 
Khi Núi bước vào tuổi thiếu niên thì mẹ mất, bị bố bỏ rơi. Ở nơi sơ tán thiếu thốn, Núi phải lăn lộn vào đời để kiếm miếng ăn nuôi các em và bắt đầu trượt dài vào vòng xoáy tội lỗi. Sau rất nhiều lần vào tù ra tội, nhờ sự cảm hóa của những cán bộ quản giáo và tình yêu chân thật từ Hồng, cuối cùng Núi đã trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Nhân vật Núi trong phim có cái kết viên mãn nhưng nguyên mẫu ngoài đời thực sau khi rời khỏi cánh cửa phòng giam lại bị hàng xóm dị nghị, cảnh giác, khiến luôn phải “sống trong sợ hãi”.

Như cái tựa Sóng ở đáy sông, 4 từ ngắn gọn và quá đủ để nói về mạch diễn biến của phim. Dù ở dưới đáy cùng cực của dòng sông, thì con sóng ấy vẫn vỗ vào bờ liên hồi chứ không hề đứng yên. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI

Khánh Linh |

Ngày 8/11, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI đã chính thức khai mạc, mở màn cho chuỗi hoạt động điện ảnh hấp dẫn diễn ra trong 5 ngày.

Danh ca Khánh Ly khẳng định sẽ không xem phim Em và Trịnh

Thanh Mai |

"Tôi khẳng định bộ phim chẳng ảnh hưởng gì đến hình ảnh ông Trịnh Công Sơn đâu", danh ca Khánh Ly chia sẻ với báo chí.

Những nàng thơ của Trịnh Công Sơn lên phim như thế nào?

Thanh Mai |

Nhắc đến nhà thơ Trịnh Công Sơn là nhắc đến nhiều mối tình kể cả trong nghệ thuật cũng như đời sống.

Những bộ phim về cuộc đời Trịnh Công Sơn

Thanh Mai |

Phim về Trịnh Công Sơn cho đến nay mới chỉ có 4 tác phẩm, trong đó có hai bản điện ảnh được ra rạp cùng ngày.