Những bộ phim về cuộc đời Trịnh Công Sơn

Thanh Mai |

Phim về Trịnh Công Sơn cho đến nay mới chỉ có 4 tác phẩm, trong đó có hai bản điện ảnh được ra rạp cùng ngày.

"Em còn nhớ hay em đã quên"

Tựa đề Em còn nhớ hay em đã quên được đặt cho bộ phim theo tên một ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cuộc đời thực, và các sáng tác âm nhạc của ông, cũng chính là chất liệu để đạo diễn Nguyễn Hữu Phần viết nên kịch bản tác phẩm.

Giữa thập niên 1980, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần đọc được một bài viết của Khánh Ly về Trịnh Công Sơn, vốn có sự ngưỡng mộ nên Nguyễn Hữu Phần quyết định làm phim lấy cảm hứng từ vị nhạc sĩ này.

Cuối thập niên 1980, ông vào Sài Gòn tìm Trịnh Công Sơn xin phép sử dụng một số bài hát của ông để làm phim và lập tức ký hợp đồng bản quyền. Năm 1990, Nguyễn Hữu Phần nộp kịch bản nhưng bị Hãng Phim truyện Việt Nam từ chối sản xuất. Năm 1992, Nguyễn Hữu Phần cùng một số đồng nghiệp vay vốn tự sản xuất bộ phim.
Bộ phim Em còn nhớ hay em đã quên ra đời vào năm 1992 với cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh đóng vai chính.
Bộ phim Em còn nhớ hay em đã quên ra đời vào năm 1992 với cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh đóng vai chính.
Nhân vật chính trong phim là Quang Sơn (Lê Công Tuấn Anh) - một nghệ sĩ lang thang. Rời khỏi Huế để tránh lệnh tòng quân, và cả quên đi mối tình đầu sớm bị chiến tranh chia cắt, anh trốn lên Đà Lạt. Tại Đà Lạt, Quang Sơn gặp Huyền My (Hoàng Hồng Nhị). Anh quyết tâm dạy cô hát, để tiếng hát của cô có thể đến với đông đảo công chúng.Huyền My trong mắt Quang Sơn phảng phất bóng dáng của Diễm (Trương Ngọc Ánh) - người con gái đã bỏ anh ra đi.  

Em còn nhớ hay em đã quên mở ra bằng giai điệu của Bài ca dành cho những xác người - một nhạc phẩm tiêu biểu trong chuỗi Ca khúc da vàng mang nội dung phản chiến của Trịnh Công Sơn. Xuyên suốt bộ phim, câu chuyện được kết nối bằng những sáng tác như Diễm xưa, Nắng thủy tinh, Lại gần với nhau, Biết đâu nguồn cội… Tận cuối phim, giai điệu của Em còn nhớ hay em đã quên mới cất lên, vừa như tóm tắt lại cả tác phẩm, vừa như nỗi lòng đau đáu của chàng nhạc sĩ cô độc. 

Bộ phim giành được 4 giải cho hạng mục Phim video tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XI, tổ chức tại Hải Phòng năm 1993 bao gồm: Giải biên kịch xuất sắc, giải phim hay nhất, giải diễn viên, giải âm nhạc / nhạc phim.

Trịnh Công Sơn - sống và yêu

Bộ phim truyện nhựa đầu tiên về nhạc sĩ họ Trịnh có tựa đề "Trịnh Công Sơn - sống và yêu" do NSƯT Lê Dân viết kịch bản và đạo diễn ra mắt vào năm 2004. Phim là sự hồi tưởng của Trịnh Công Sơn về cuộc đời đã qua với một cô gái Nhật. 

Đạo diễn Lê Dân chia sẻ: "Cô Michiko, tên trong kịch bản là Sakura (Sakura có nghĩa là hoa anh đào) là hình ảnh xuyên suốt phim bên cạnh Trịnh Công Sơn. Dường như ít người nhớ đến cô mỗi khi nhắc đến những mối tình của người nhạc sĩ đa tài này. Bằng tình yêu, cô đã đưa nhạc Trịnh đến với công chúng Nhật, Pháp. Cô ấy là người Nhật làm luận án về nhạc Trịnh Công Sơn bằng tiếng Pháp tại Paris và vì thế đã phải học tiếng Việt trong vòng 4 năm trời. Cách đây 15 năm mà một người nước ngoài lưu giữ được hơn 100 bản nhạc của Trịnh Công Sơn cũng là chuyện hiếm có. Sakura đã yêu Trịnh bằng một tình yêu trong sáng, thiêng liêng, coi ông là nguồn cảm hứng của cuộc đời mình. Tôi chọn cô cũng vì muốn tô điểm thêm vẻ đẹp Á Đông trong sự kết hợp văn hóa Việt - Pháp - Nhật. Tôi sẽ tìm một cô gái Nhật biết tiếng Việt để đóng vai này".

"Trịnh Công Sơn" và "Em và Trịnh"
Nam diễn viên trẻ Avin Lu và NS Trần Lực
Nam diễn viên trẻ Avin Lu và NS Trần Lực

Là hai bản phim điện ảnh đầu tiên về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Trịnh Công Sơn cũng như Em và Trịnh nhanh chóng thu hút sự chú ý ngay từ khi những thông tin đầu tiên được công bố. Sau nhiều lần hoãn chiếu, dự án – do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn, Nguyễn Quang Dũng sản xuất - cũng ra rạp vào một ngày. Với kinh phí công bố 50 tỷ đồng, tác phẩm quy tụ dàn diễn viên hùng hậu nhiều thế hệ, từ Trần Lực - vai Trịnh Công Sơn thời trung niên - đến Avin Lu (nhạc sĩ thời trẻ) và các người tình từng đi qua đời ông.

Phim Em và Trịnh có thời lượng 136 phút, nội dung trải dài từ khi Trịnh Công Sơn (Avin Lu) còn trẻ đến lúc bước qua tuổi trung niên. Trong khi đó, phim Trịnh Công Sơn dài 95 phút, kịch bản tập trung khai thác tuổi trẻ nhạc sĩ, xoáy sâu vào thời điểm ông sáng tác giữa những năm tháng chiến tranh.

NSƯT Trần Lực vào vai Trịnh Công Sơn trung niên trong Trịnh Công Sơn, đây là vai diễn đánh dấu 10 năm mới tái ngộ phim ảnh. Nam nghệ sĩ cho biết, ngay thước phim đầu tiên đã “run rẩy” vì nhiều xúc cảm. 

“Khi nhận được lời mời đóng phim “Em và Trịnh”, tôi đã không  thể từ chối vì tôi yêu âm nhạc Trịnh, yêu quý con người Trịnh Công Sơn và tôi được làm việc với một đoàn phim trẻ: đạo diễn, quay phim, dàn diễn viên 5 nàng thơ của Trịnh đều là  các cháu rất trẻ đẹp. Mọi người năng động, tâm huyết khiến cho tôi luôn tràn đầy năng lượng”, NSƯT Trần Lực cho biết.

Được biết để vào vai diễn, NS Trần Lực đã phải 11kg. Sau khi casting lần 3, NSƯT Trần Lực tiếp tục phải học hát, ôn lại guitar, học nói tiếng Pháp, xem các video có Trịnh Công Sơn để luyện giọng nói… Sau 3 lần thử vai cùng đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe của vai diễn, nghệ sĩ Trần Lực đã được đảm nhận vai diễn Trịnh Công Sơn.
 

Còn trong phim Em và Trịnh, vai Trịnh Công Sơn những năm 1960 được ca sĩ, diễn viên trẻ Alvin Lu thể hiện. Để vào vai ngọt nhất, anh đã dành thời gian tập đàn, hát,  nói giọng Huế, điều tiết cách nói chuyện chậm lại để hòa nhập vào nhân vật và luôn tin rằng mình là… Trịnh Công Sơn lúc trẻ để có thể diễn xuất tự nhiên, chân thật nhất.

 “Khi nhỏ tôi được nghe nhạc Trịnh vì ba mẹ tôi thường nghe những bài “Diễm xưa”, “Tuổi đá buồn”… nhưng chưa hiểu nhiều. Sau này, lớn lên tôi nghe hiểu một phần. Và chỉ khi đóng phim, phải nghiền ngẫm tư liệu tôi hiểu hơn về các triết lý trong sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và tôi đã áp dụng được trong cuộc sống”, Alvin Lu chia sẻ với Nhân dân. 
 

Theo đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, phim quy tụ 40 diễn viên chủ chốt, 3.000 vai quần chúng, cùng nhiều cảnh trải dài từ Huế đến TP HCM với bối cảnh những năm 1960-1990. Khoảng 1.000 bộ trang phục được sử dụng trong hơn hai tháng quay. 

Đạo diễn nói: "Từ khi phim chưa quay, tôi đã chịu nhiều soi xét từ khán giả. Tôi chấp nhận và hy vọng phim thành công để các nhà sản xuất có động lực làm tác phẩm tương tự".

(Nguồn: Báo Phụ nữ mới)

TAGS

Ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh, ca sỹ Cẩm Vân, cùng ekip "Em và Trịnh" tại con đường Trịnh Công Sơn

Hoàng Toàn |

Ngày 7/5, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) chính thức tái khởi động "Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố" - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn với chương trình khai mạc đêm nghệ thuật "Có những con đường".

Chàng trai 9X lên Đà Lạt sống trong 2 tháng để đóng vai Trịnh Công Sơn

Thanh Mai |

Em gái Trịnh Công Sơn tiết lộ, bà đã rơi nước mắt xúc động khi chứng kiến Avin Lu hóa thân vào anh trai mình

Điều bí mật về 301 bức thư tình của Trịnh Công Sơn với Dao Ánh

Thanh Mai |

Những bức thư ấy đã gắn kết trái tim của hai người lại với nhau trong 37 năm.

Khát vọng thái hòa trong nhạc Trịnh Công Sơn

Phạm Xuân Dũng |

Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ hiếm hoi của thế giới khi thổi hồn vía tinh hoa tư tưởng, triết lý, tôn giáo vào ca khúc bằng một cảm xúc chân thành, da diết. Mỗi bài hát của ông đều như mang sinh khí của một con người, hay ít ra cũng là phập phồng da thịt của một linh hồn sống đang cựa quậy vui buồn, muốn nương tựa hồng trần không nỡ chia tay. Nó vừa như cổ tích lại vừa là câu chuyện hôm nay, thậm chí thế sự đến từng hơi thở, điều này thể hiện rõ nét trong ca khúc Da Vàng, một hướng sáng tác đặc sắc để cực lực phản chiến và thống thiết kêu gọi hòa bình, thống nhất cho Tổ quốc Việt Nam. Đó quả thật là một kỳ công hy hữu trong nghệ thuật.