Nhạc sỹ Thuận Yến: Năm tháng đó, suốt dọc đường hành quân chỉ gặp màu rực đỏ...

Thanh Mai |

Cứ mỗi độ tháng 7, người ta lại một lần nữa nhớ đến giai điệu của bài hát. "Màu hoa đỏ” ấy từ lâu đã không còn là màu của những người ra đi nữa mà đã hóa thành màu của cả những người ở lại.

Bài hát Màu hoa đỏ được nhà thơ Nguyễn Đức Mậu và nhạc sĩ Thuận Yến vẽ nên bằng những ca từ và giai điệu hết sức sâu lắng và xúc cảm. Đó là hình ảnh của người chiến sĩ đi theo tiếng gọi của non sông và mãi mãi hóa thân thành “đá núi”, “mây ngàn” “bóng cây tre”… Màu hoa ấy còn là màu của chiều biên cương trắng trời sương núi, nơi có người mẹ già tóc bạc mỏi mắt chờ con...

Cứ mỗi độ tháng 7, người ta lại một lần nữa nhớ đến giai điệu của bài hát. "Màu hoa đỏ” ấy từ lâu đã không còn là màu của những người ra đi nữa mà đã hóa thành màu của cả những người ở lại.
Nhạc sĩ Thuận Yến lúc sinh thời. Ảnh: TL.
Nhạc sĩ Thuận Yến lúc sinh thời. Ảnh: TL.
Theo chia sẻ của nhạc sĩ Thuận Yến bài thơ Thời hoa đỏ đến với ông như một cái duyên: "Thật là hữu duyên. Những ý tưởng đầu tiên của ca khúc này được nảy lên từ chính ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế. Thỉnh thoảng, tôi vẫn thường sang bên Tạp chí VNQĐ để “ôn cố tri tân” với anh bạn – nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Hôm đó, hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ở chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất. Chỉ tiếc rằng, nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất. Tôi bàn với anh Mậu là tìm tứ thơ, tôi đảm nhiệm phần phổ nhạc như để trả nợ về tinh thần. Đặc biệt lúc đó vào năm 1991, tình hình thế giới đang có nhiều biến động, hai chúng tôi đều mong bài hát sớm ra đời sẽ góp phần củng cố niềm tin trong quần chúng". 

"Bài thơ của anh Mậu lúc đầu có tên “Thời hoa đỏ”. Sau khi phổ nhạc, tôi bàn với anh đổi tên thành “Màu hoa đỏ”. Bởi vào năm tháng đó, suốt dọc đường hành quân chỉ gặp màu rực đỏ của hoa chuối rừng. Nó gợi lên không khí hào hùng, không khí chiến thắng, tác động không ít đến anh em chiến sĩ.

Cùng thời gian đó, tôi dẫn Thanh Lam đến phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam để thu thanh ca khúc này. Phải nói rằng mới có 21 tuổi, nhưng Lam đã thể hiện ca khúc rất thành công. Lúc Lam hát, tôi đã ngồi lặng đi, cảm thấy dường như tôi đã gặp lại các đồng đội cũ. Đừng hỏi tôi ai thể hiện thành công ca khúc này nhất. Ai cũng thành công khi mang trong mình niềm đam mê”, nhạc sĩ Thuận Yến kể.

Năm 1994, ca khúc “Màu hoa đỏ” đã đoạt giải của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và được trao giải ca khúc xuất sắc của Bộ Quốc phòng. Diva Thanh Lam từng thể hiện ca khúc này trong rất nhiều sự kiện, trên sân khấuhay ngoài nghĩa trang liệt sỹ. Ca khúc Màu hoa đỏ cũng đã góp phần làm nên tên tuổi của Thanh Lam trong thập niên 90 của thế kỷ trước. 

Thanh Lam cho biết lần biểu diễn gây xúc động nhất với cô là trong chương trình “Giai điệu tự hào” năm ngoái. Tiết mục được dàn dựng với một tinh thần rất đỗi bi tráng và kỳ công. Và khi bắt đầu bước vào hát, bao hình bóng về người cha thân yêu hiện về khiến cô cảm giác như đang được hát cho cha nghe. 
Thanh Lam hát “Màu hoa đỏ” trong chương trình Bài hát yêu thích (Ảnh: BTC)
Thanh Lam hát “Màu hoa đỏ” trong chương trình Bài hát yêu thích (Ảnh: BTC)
“Khi nghe ông hát và nghe ông cắt nghĩa về câu chữ cũng như chủ ý của ông trong bài hát tôi đã rất xúc động. Tôi cảm nhận ra được cái không gian mênh mông mà rất đỗi linh thiêng trong bài hát này. Hình ảnh người lính nghèo rời quê vào chiến trường, người mẹ già tóc bạc đứng dưới bóng chiều chờ con… làm tôi không thể kìm được nước mắt. Sự hy sinh của người lính đã cao cả rồi, sự hy sinh của người mẹ còn cao cả hơn. Sau khi thu âm bài hát về tôi có chút ám ảnh. Cứ mỗi chiều hoàng hôn tôi lại nhìn xa xa về phía chân trời rồi lòng lại chùng xuống, từng câu hát của bài “Màu hoa đỏ” cứ thế cất lên trong tâm khảm và nước mắt trào ra…”, NSƯT Thanh Lam xúc động kể.

Cô cũng từng tiết lộ rằng, sinh thời, khi nghe giai điệu của bài hát, nhạc sĩ Thuận Yến lại ngồi lặng im rồi nhìn ra xa thẳm. Cô biết những lúc ông nhớ về đồng đội, những người đừng từng một thời sát cánh kề vai cùng ông trên những chiến trường đầy khói đạn.

Ngoài Thanh Lam, bài hát này đã từng được ca sĩ Cẩm Vân, Trọng Tấn, Tùng Dương, Hoàng Tôn, Minh Thuỳ… biểu diễn. Cũng trong đám tang của cố nhạc sĩ Thuận Yến, Thanh Lam và Tùng Dương cũng đã hát lại ca khúc này để tiễn cha về bên kia thế giới.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Sở VH TT & DL Lâm Đồng yêu cầu giải trình về phần biểu diễn “Gia tài của mẹ” của ca sỹ Khánh Ly

Thanh Mai |

Hiện Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng cùng Công an tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty TNHH Mây Lang Thang cung cấp giải trình về buổi biểu diễn.

Ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh, ca sỹ Cẩm Vân, cùng ekip "Em và Trịnh" tại con đường Trịnh Công Sơn

Hoàng Toàn |

Ngày 7/5, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) chính thức tái khởi động "Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố" - Phố đi bộ Trịnh Công Sơn với chương trình khai mạc đêm nghệ thuật "Có những con đường".