Việt Nam cần chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng phó khi bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập

PV |

“Sẽ không quá ngạc nhiên nếu dịch bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở Việt Nam vì Việt Nam đã mở cửa, giao thương đi lại nhiều; cần chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xâm nhập”.

Trên đây là khẳng định của Tiến sĩ Eric Dziuban, Giám đốc Quốc gia phụ trách Văn phòng Việt Nam của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại buổi gặp gỡ trực tuyến với báo chí nhằm cung cấp rõ hơn về bệnh đậu mùa khỉ cũng như sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chuẩn bị ứng phó với bệnh này.

 

Tiến sĩ Eric Dziuban cho biết, tính đến sáng 29/7, trên toàn cầu đã có 21.148 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 78 quốc gia. Hiện Hoa Kỳ là quốc gia có số ca mắc cao nhất trên thế giới, tiếp theo là một số quốc gia ở khu vực châu Âu và châu Phi. Bệnh này đang lan nhanh trên toàn cầu khi chỉ trong một tuần, số ca mắc trên thế giới đã tăng từ 16.000 lên hơn 21.000 trường hợp. Theo đại diện CDC Hoa Kỳ, Việt Nam cần chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xâm nhập để phòng tránh nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Từ tháng 6/2022, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã phối hợp Bộ Y tế Việt Nam xây dựng các tài liệu khuyến cáo, hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị, dự phòng… bệnh đậu mùa khỉ. Đặc biệt, cơ quan này cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nỗ lực để Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới có được bộ sinh phẩm xét nghiệm đậu mùa khỉ sớm nhất.

Chia sẻ về đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ năm 2022, Tiến sĩ Eric Dziuban nhìn nhận, rất nhiều quốc gia khác ngoài châu Phi đã ghi nhận có ca bệnh mặc dù trước đây chưa từng lưu hành bệnh này. Trong số các ca mắc có nhiều trường hợp là nam quan hệ tình dục đồng giới. Phát ban vẫn là biểu hiện đặc trưng nhưng không phải có ở toàn thân như bệnh đậu mùa thông thường mà thường xuất hiện ở vùng sinh dục và quanh hậu môn. Điều này khiến cho bệnh đậu mùa khỉ dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý liên quan đến đường tình dục khác.

Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã triển khai hoạt động tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ và trong tương lai vaccine này sẽ được phổ biến rộng rãi hơn. Chính phủ Hoa Kỳ cùng với các quốc gia khác trên thế giới đang phối hợp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sản xuất vaccine thế hệ mới nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh này trên toàn cầu.

Tiến sĩ Eric Dziuban cho rằng, các biện pháp truyền thông, giáo dục cộng đồng để mỗi người dân biết và phòng tránh lây lan căn bệnh này là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, bệnh đậu mùa khỉ không chỉ xuất hiện ở một số quần thể, một nhóm dân cư nào đó mà tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh và đều phải dự phòng. Một số nhóm người có nguy cơ cao hơn, do đó cần đưa ra những cảnh báo phù hợp với từng nhóm người nhất định để đạt hiệu quả cao cũng như tránh sự kỳ thị.

(Nguồn: Ngày Nay)

Người nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ nên đến bệnh viện xét nghiệm

PV |

Theo ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), hiện chưa có quy định cách ly người có dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ nhưng theo khuyến cáo của WHO, người bệnh nên tự cách ly tại nhà 21 ngày.

Phòng ngừa sự lây lan của bệnh 'đậu mùa khỉ' bằng cách nào?

Hà My |

Trong bối cảnh các nước lân cận Việt Nam như Thái Lan và Campuchia xuất hiện ca bệnh "đậu mùa khỉ", Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo để ngăn ngừa dịch bệnh này.

Việt Nam chuẩn bị năng lực chẩn đoán, điều trị với dịch đậu mùa khỉ

T.G |

Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có đánh giá xem tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ có phải bệnh truyền nhiễm nhóm A hay không để có kế hoạch về sau.

Hơn 16.000 người trên thế giới mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống

Thái Bình |

Nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở Việt Nam là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khu vực.