Bảo vệ các lợi ích chính đáng của đất nước ở Biển Đông

Thanh Mai |

Việt Nam cũng đã cơ bản xây dựng được đường biên giới trên bộ hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước láng giềng.

Ngày 14/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu đại diện cho các cơ quan Trung ương, địa phương.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, trong 5 năm qua, tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh chóng với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và chưa có tiền lệ. Trong hai năm qua, đại dịch COVID-19 tác động hết sức nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề trên mọi mặt của đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn tận dụng được thời cơ, hoá giải được thách thức, tiếp tục tạo những kết quả toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật trên nhiều lĩnh vực.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh chung tại triển lãm thành tựu đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ. Ảnh Như Ý
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh chung tại triển lãm thành tựu đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ. Ảnh Như Ý

Từ năm 2016- 2021, Việt Nam đã xác lập thêm 6 khuôn khổ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện, nâng tổng số quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện lên 30 nước. Nhiều nước coi Việt Nam là trọng tâm ưu tiên trong chính sách khu vực. Kết quả này tạo cho đất nước ta có vị thế đối ngoại thuận lợi nhất từ trước đến nay, góp phần giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, tranh thủ các nguồn lực để phát triển.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã triển khai quyết liệt, kịp thời và hiệu quả công tác ngoại giao y tế/vắc xin trên cả kênh song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã nhận được trên 151 triệu liều vắc-xin, đạt 100% mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch hiệu quả đi đôi với phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam cũng đã cơ bản xây dựng được đường biên giới trên bộ hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước láng giềng.

“Chúng ta đã và đang kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chính đáng của đất nước ở Biển Đông; thúc đẩy đàm phán với các nước; xử lý bình tĩnh, tỉnh táo, chắc chắn nhiều vụ việc phức tạp; kịp thời, kiên quyết đấu tranh dưới nhiều hình thức, kiên trì các biện pháp hoà bình, tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại thời kỳ Đổi mới là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, đối ngoại cần tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức tổ chức hoạt động. Trong đó, tập trung xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện và thống nhất của Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước đối với đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Củng cố tin cậy chính trị, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống, trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh để tạo thế chân kiềng vững chắc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, huy động nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả, sáng tạo ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân làm trung tâm phục vụ, kết hợp hiệu quả nguồn lực bên ngoài với các nguồn lực trong nước, góp phần thực hiện thắng lợi các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 tìm kiếm giải pháp trước thách thức mới

PV |

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao đã khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”.

ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông

Hà Văn |

Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN lần thứ 39, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông; thúc đẩy mạnh mẽ cam kết của các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, hành xử trách nhiệm, kiềm chế, không có hành động gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình.

Cảnh báo khả năng xuất hiện liên tiếp 3 cơn bão trên Biển Đông

PV |

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, khoảng đêm 11/10 đến sáng 12/10, bão KOMPASU có khả năng đi vào phía Bắc Biển Đông và trở thành cơn bão số 8 năm 2021.

Vùng áp thấp trên biển Đông đang mạnh dần lên

Thu Trang |

Vùng áp thấp trên biển Đông đang mạnh dần lên và di chuyển nhanh hơn. Dự báo, vùng áp thấp này sẽ mạnh lên thành bão trong 2 ngày tới.