Theo dõi tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo để cân đối nguồn hàng phục vụ xuất khẩu

Lê An |

 Ngày 17/3, UBND tỉnh Quảng Trị có văn bản yêu cầu các cơ quan, địa phương thực hiện quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng chuyên canh giống lúa có chất lượng, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản lúa, gạo.

Nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo trên thị trường; theo dõi tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo để cân đối nguồn hàng phục vụ xuất khẩu; kiểm tra hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ trên địa bàn; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc mua lúa, gạo từ người sản xuất và mua thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước trên địa bàn.

Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch thóc, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ sản xuất trên địa bàn để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo. Tổ chức triển khai hiệu quả chính sách về xây dựng vùng nguyên liệu; kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.

Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn trong việc chấp hành quy định và tuân thủ chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn theo quy định.

Quán triệt đến các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn biết và triển khai thực hiện các Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, Nghị định số 01/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tuyên truyền, vận động, tổ chức Nhân dân địa phương thực hiện sản xuất lúa theo quy hoạch và định hướng của Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thóc, gạo; tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của ngành nông nghiệp về quy trình sản xuất, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ; sản xuất theo nhu cầu thị trường và đặt hàng của thương nhân, liên kết, hợp tác với thương nhân để xây dựng vùng lúa nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh

Trần Cát Linh |

Để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, được sự hỗ trợ của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai hỗ trợ phụ nữ DTTS ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý hợp tác xã ở Hải Lăng

Hoài Nam |

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong những năm qua, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Hải Lăng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý. Từ hiệu quả sản xuất thực tế cho thấy, đây là yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất, giá trị của sản phẩm, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH và cải thiện đời sống của thành viên HTX.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng

Lê An |

Nghị quyết số 04/NQ-HĐND tỉnh về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được điều chỉnh tăng 3,5%. Để thực hiện mục tiêu trên, ngành nông nghiệp tỉnh đang linh hoạt triển khai hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại theo hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới... Qua đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu tăng trưởng của tỉnh năm 2025 đạt 8%.