Bộ Công an cảnh báo về tình trạng nhiều người nhận được 'lệnh truy nã' qua tin nhắn

Thanh Mai |

Cục Cảnh sát hình sự cho biết các tin nhắn với nội dung "lệnh truy nã" nêu trên là một trong những biến tướng của các đối tượng đòi nợ thuê.

Gần đây, nhiều người phản ánh việc nhận được tin nhắn điện thoại có nội dung thông báo họ bị cơ quan cảnh sát điều tra truy nã về hành vi lừa đảo, cấu kết chiếm đoạt tài sản. Người nhắn tin còn yêu cầu các cá nhân nhận được tin nhắn phải tự giác ra trình diện, nếu không sẽ chuyển giao khoản vay cho công ty đòi nợ thuê.

Trung tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an lên tiếng cảnh báo về tình trạng này. Trả lời VietNamNet, Trung tướng Trần Ngọc Hà khẳng định: "Cơ quan điều tra không gửi lệnh truy nã đến cá nhân người dân mà đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chính thống của Nhà nước...". 

 

Trung tướng Hà cho biết, Điều 231 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về truy nã: Khi bị can trốn hoặc không biết rõ đang ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã.

Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao cũng có Thông tư Liên tịch số 13/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã cũng như theo quy định tại Thông tư 39 quy định về công tác truy nã của CAND thì quyết định truy nã là văn bản tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo mẫu do Bộ Công an quy định (Lệnh truy nã do cơ quan có thẩm quyền ban hành trước đây vẫn còn hiệu lực).

Quyết định truy nã phải có một số các nội dung chính như: Thời gian, địa điểm ra quyết định truy nã; cơ quan, họ tên, chức vụ người ra quyết định; căn cứ truy nã; thông tin lý do, nhận dạng, ảnh đối tượng bị truy nã; tội danh bị khởi tố, truy tố; địa chỉ, số điện thoại của cơ quan ra quyết định truy nã.

Lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự cho biết, các tin nhắn với nội dung "lệnh truy nã" nêu trên là một trong những biến tướng của các đối tượng đòi nợ thuê. Việc này Bộ Công an cũng đã có những cảnh báo về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng để người dân cảnh giác. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Phản ánh tin nhắn, cuộc gọi và thư điện tử rác từ 1/3/2022

T.L |

Đây là nội dung tại Thông tư 22/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Cảnh giác với tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Bình |

Lợi dụng việc ngành bảo hiểm xã hội đang tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), thời gian qua đã xuất hiện nhiều đầu số điện thoại gọi điện, nhắn tin lừa đảo người dân về việc nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Cảnh báo tin nhắn giả mạo về chi trả hỗ trợ từ Quỹ BHTN

TC |

BHXH Việt Nam khuyến nghị, khi nhận được các tin nhắn với nội dung thông báo nhận trợ cấp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), người dân cần nâng cao cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

Người dân có thể đăng ký tiêm vắc xin qua mạng và chờ tin nhắn hẹn lịch tiêm

Thạnh Mai |

Bộ Y tế đang thúc đẩy việc triển khai ứng dụng công nghệ trong quản lý tiêm chủng, tiến tới thiết lập “hộ chiếu vắc xin” cho từng người dân.