Bộ Công an đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói vào căn cước

Thanh Mai |

Nếu đề xuất này được thông qua, cơ sở dữ liệu căn cước công dân có thể được tích hợp 22 trường thông tin cá nhân của công dân.

Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định Luật căn cước công dân (sửa đổi). Luật căn cước công dân (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2024.

 
 
 

Trong các nội dung cần thẩm định, Bộ Công an đã đề xuất bổ sung các nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD gồm: Thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói); thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt sinh ra tại nước ngoài, nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 5 năm trở lên).

Sau đó, thông tin được chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật vào cơ sở dữ liệu công dân. Cơ quan quản lý căn cước công dân không trực tiếp thu thập thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói từ cá nhân.

Như vậy, cơ sở dữ liệu căn cước tới đây có thể sẽ bao gồm 22 trường thông tin cá nhân của công dân gồm: 

Cụ thể: họ, tên khai sinh; số định danh cá nhân; ngày/tháng/năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; nhóm máu; số CMND 9 số; ngày cấp và thời hạn sử dụng của CMND/CCCD; họ, tên, số định danh cá nhân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; nơi thường trú; nơi tạm trú; nơi ở hiện tại.

Đặc điểm nhân dạng; thông tin sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói); tên gọi khác; nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân); trình độ học vấn; trạng thái của tài khoản định danh điện tử (khóa, mở, mức độ…).

Với nội dung này của dự thảo, Bộ Y tế đề nghị cân nhắc quy định theo hướng linh hoạt, không bắt buộc đối với thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói.

Trong khi đó, Bộ Công an cho rằng việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói chỉ áp dụng đối với một số người có tiền án, tiền sự phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

(Nguồn: Phụ nữ Mới)

TAGS

5 loại giấy tờ nào nên cập nhật sau khi đổi CCCD gắn chip?

An Ly |

Số căn cước công dân (CCCD) có liên quan đến hầu hết các giấy tờ cá nhân của công dân. Vì vậy, để tránh gặp rắc rối trong việc thực hiện các giao dịch sau khi đổi CCCD gắn chip, người dân nên cập nhật lại thông tin trên 5 loại giấy tờ sau đây.

Công an TP.HCM thông tin về vụ việc nhà báo Hàn Ni

PV |

Đặng Thị Hàn Ni và Trần Tiến Sỹ đã cố ý đăng tải nhiều đoạn ghi hình trên kênh Youtube, với các nội dung chưa được kiểm chứng.

Những nguy hiểm khi đã có CCCD gắn chip vẫn sử dụng CMND cũ

PV |

Công dân đã có CCCD gắn chip nhưng vẫn sử dụng CMND cũ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và bị phạt hành chính.

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp

Hiếu Giang |

Từ tháng 8/2022, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu triển khai khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Đây được xem là một bước tiến lớn trong việc cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế và BHXH.