Chiến dịch Giờ Trái Đất 2021 được phát động theo hình thức trực tuyến

Thanh Phương |

Sự kiện trực tuyến này sẽ kết nối hàng triệu người trên thế giới nhằm tăng cường nhận thức về sự cấp thiết phải giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu cũng như những tổn hại của hệ sinh thái tự nhiên.

Theo thông báo ngày 25/2 của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), chiến dịch Giờ Trái Đất 2021 sẽ được tiến hành đồng loạt trên quy mô toàn cầu vào lúc 20 giờ 30 ngày 27/3 và được phát động theo hình thức trực tuyến.

Thông cáo báo chí của WWF cho biết trong bối cảnh các quy định hạn chế xã hội để ngăn chặn lây lan đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang được áp đặt ở hầu hết các nước, sự kiện trực tuyến này sẽ kết nối hàng triệu người trên thế giới nhằm tăng cường nhận thức về sự cấp thiết phải giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu cũng như những tổn hại của hệ sinh thái tự nhiên.

Tòa nhà Quốc hội tại trung tâm thủ đô London tham gia chiến dịch vì môi trường “Giờ Trái Đất.” (Nguồn: PA)
Tòa nhà Quốc hội tại trung tâm thủ đô London tham gia chiến dịch vì môi trường “Giờ Trái Đất.” (Nguồn: PA)

Để tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất năm nay, WWF khuyến khích người dân trên toàn thế giới nâng cao nhận thức và đăng tải lên mạng trực tuyến "những hình ảnh không thể phớt lờ" liên quan thực trạng môi trường hiện nay, đồng thời tích cực chia sẻ những video trên các trang mạng xã hội thuộc WWF.

WWF nêu rõ: "Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản, đó là tạo sự chú ý đối với hành tinh của chúng ta và các video đăng tải trở thành video được xem nhiều nhất trên thế giới vào ngày 27/3 để càng nhiều người tiếp nhận được thông điệp của chúng tôi càng tốt."

Tuyên bố của WWF nhấn mạnh: "Với những bằng chứng chỉ ra sự liên quan chặt chẽ giữa vấn nạn tàn phá thiên nhiên và sự gia tăng các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm như COVID-19, chiến dịch Giờ Trái Đất 2021 sẽ đoàn kết mọi người trên mạng trực tuyến cùng lên tiếng để bảo vệ thiên nhiên."

WWF cũng nhắc lại nhiều thảm họa xảy ra trong năm 2020, bao gồm các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, những vụ cháy rừng tàn khốc và sự bùng phát dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh rằng việc ngăn ngừa những tác động đối với môi trường tự nhiên là đặc biệt quan trọng để bảo vệ tương lai của nhân loại.

Lần đầu tiên được tiến hành tại thành phố Sydney của Australia vào năm 2007, chiến dịch Giờ Trái Đất hiện đã trở thành một trong những chiến dịch vì môi trường lớn nhất thế giới, được hưởng ứng tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

Hoạt động gây tiếng vang nhất của chiến dịch này là việc các cá nhân và tổ chức trên thế giới đồng loạt tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ - từ 20g30 đến 21g30 - để thu hút sự lưu tâm của người dân toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay, đồng thời kêu gọi sự tập trung tìm ra những giải pháp để bảo vệ hành tinh và xây dựng một tương lai tươi sáng, bền vững.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Trái Đất bất ngờ tăng tốc, 1 ngày hiện không đủ 24 giờ

Anh Thư |

Các nhà khoa học đề xuất bổ sung một "giây nhuận âm" vào giờ chuẩn của thế giới bởi phát hiện ra rằng kể từ năm 2020, Trái Đất đã bất ngờ tăng vật tốc tự quay.

Thảm họa trên Trái đất là không thể tránh khỏi?

PV |

Trong hai thập kỷ qua, quy mô hạn hán và nắng nóng trên Trái đất đã tới mức chưa từng có.

Bão Goni đã mạnh lên, trở thành cơn bão mạnh nhất trên Trái Đất năm 2020

Thanh Mai |

Siêu bão Goni được dự báo tiếp tục di chuyển theo hướng Tây nhắm tới Philippines và Biển Đông.

Ngày Trái Đất 22/4: Hành động vì khí hậu Trái Đất

Nguyễn Hằng |

Dù đại dịch COVID-19 đang làm đảo lộn cuộc sống trên toàn cầu, nhưng lời kêu gọi khẩn thiết “Hành động vì khí hậu”, chủ đề Ngày Trái Đất năm nay, vẫn được lan tỏa.