Đã thu thập thông tin của 35.420 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn Thương mại điện tử buudien.vn

Thu Hạ |

Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện tỉnh về “Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025”.

Đến nay đã thu thập thông tin của 35.420 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử buudien.vn. Trên sàn thương mại điện tử buudien.vn hiện có 60 gian hàng với 350 sản phẩm nông nghiệp của hơn 70 nhà cung cấp trong tỉnh do Hội Nông dân kết nối, chủ yếu là hàng nông sản, sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn chất lượng. Mặt khác, đã khai trương được 10 gian hàng nông sản an toàn tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong hệ thống Bưu điện tỉnh và cấp huyện.

Các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã nông sản Khe Sanh đều được đưa lên các nền tảng số để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận - Ảnh: L.A
Các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã nông sản Khe Sanh đều được đưa lên các nền tảng số để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận - Ảnh: L.A

Bên cạnh đó, các cấp hội nông dân đã phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân nâng cao nhận thức về lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; thực hiện liên kết “6 nhà” giúp các sản phẩm tiếp cận và đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Đồng thời tổ chức cho nông dân tham gia các hội chợ nông nghiệp do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức và các sự kiện trưng bày nông sản an toàn tại địa phương góp phần giúp hội viên, nông dân quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm, từ đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật gắn với ứng dụng công nghệ số cho trên 75.000 lượt hội viên, nông dân; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các nhiệm vụ khoa học trong nông nghiệp, trong đó đã thực hiện thành công 2 đề tài, dự án tại các huyện Gio Linh, Hướng Hóa.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Chương trình OCOP góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thục Quyên |

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trưng bày 200 mặt hàng sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị

Lệ Như |

Chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024- 2029, trong 2 ngày 8-9/8, tại Nhà khách Tỉnh ủy Quảng Trị, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị– Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh. 

Tập trung hỗ trợ sản phẩm tham gia chương trình OCOP

Thanh Trúc |

Vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng các ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2024 theo bộ tiêu chí được quy định tại Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023. Việc tiến hành đánh giá hiện trạng, lựa chọn các sản phẩm đủ điều kiện để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các chủ thể các bước hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ sản phẩm theo quy định nhằm hỗ trợ cơ quan thường trực chương trình OCOP cấp huyện lựa chọn các ý tưởng sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2024.

Đẩy mạnh chương trình OCOP tại các huyện miền núi

Lê An |

Qua hơn 5 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần quan trọng vào thay đổi tư duy sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực phát triển các sản phẩm đặc trưng, độc đáo theo hướng chuyên sâu.