Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 và B2

An Ly |

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định đổi, cấp lại Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) theo phân hạng mới. Theo đó, sẽ không còn giấy phép lái xe hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC.

Không còn giấy phép lái xe hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC

Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.

Cụ thể, tại Điều 39 dự thảo Luật TTATGT đường bộ, GPLX sẽ được phân hạng mới lại như sau: Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50-175cm³ hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.

Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xilanh từ 175cm³ trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2.

Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho GPLX hạng A2.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe); xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg; các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2, theo Báo Giao thông.

Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500-7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B.

GPLX hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C có gắn kèm rơmoóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơmoóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1.

Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10-30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơmoóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C.

Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2.

Hạng BE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng B khi kéo rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc trên 750kg.

Hạng C1E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng C1 khi kéo rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc trên 750kg.

Hạng CE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng C khi kéo rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc trên 750kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ-mi rơ-moóc.

Hạng D2E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng D2 khi kéo rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc trên 750kg.

Hạng DE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho GPLX hạng D khi kéo rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc trên 750kg.

Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp GPLX hạng A2; nếu điều khiển xe ô tô có cơ cấu điều khiển phù hợp với tình trạng khuyết tật được cấp GPLX hạng B.

Giấy phép lái xe hạng A2, A, A3 không thời hạn

Dự thảo Luật TTATGT đường bộ cũng quy định thời hạn của GPLX. Cụ thể, GPLX hạng A2, A, A3 không thời hạn. GPLX hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. GPLX hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Ngoài ra, Dự thảo Luật TTATGT đường bộ quy định GPLX đã được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được tiếp tục sử dụng, đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 (GPLX được cấp lại), 3 (GPLX được đổi) Điều 43 dự thảo Luật thì được đổi, cấp lại theo phân hạng mới.

Theo đó, GPLX hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được đổi, cấp lại như sau:

GPLX hạng A3, C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng; GPLX hạng A2 đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng A1; GPLX hạng A đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng A2; GPLX hạng B đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng B1, B2.

GPLX hạng D2 đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng D; GPLX hạng D đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng E; GPLX hạng BE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FB2; GPLX hạng CE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FC, theo VTV.

GPLX hạng D2E đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FD; GPLX hạng DE đổi, cấp lại cho những người có GPLX hạng FE.

(Nguồn: Phụ nữ mới/ Tổng hợp)

Tạm giữ 183 ô tô và 2.645 mô tô do lái xe vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy

Vân Phong |

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, trong đó có Công an tỉnh thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển KT - XH của địa phương.

Nghề lái xe hộ

Trần Tuyền |

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ra đời một nghề mới, chuyên lái xe đưa đón những vị khách uống rượu, bia. Đó là nghề lái xe hộ. Mặc dù chỉ là nghề “tay trái” nhưng những cuốc xe... bất chợt này mang lại nguồn thu nhập khá cho các tài xế không chuyên.

Quảng Trị: Tạm dừng sát hạch cấp giấy phép lái xe

Vân Phong |

Ngày 7/6, ông Hoàng Văn Quý, Trưởng Phòng Quản lý Vận tải, Phương tiện và Người lái, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị xác nhận, vừa thông báo đến các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe ô tô trên địa bàn tỉnh về việc tạm dừng tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe.

Không để can thiệp phần mềm, chỉnh sửa dữ liệu gian lận học lái xe

PV |

Trường hợp các cơ sở đào tạo lái xe có dấu hiệu can thiệp, chỉnh sửa dữ liệu gian lận học lái xe, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.