Kết quả bước đầu về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Trần Cát Linh |

 Phong trào “Bình dân học vụ số” ra đời có nghĩa là chuyển đổi số (CĐS) là hướng đi bắt buộc, tất yếu trong tiến trình phát triển quê hương, đất nước trong thời kỳ mới. Trong quá trình thay đổi của cuộc cách mạng công nghệ này, con người là trung tâm, là động lực cũng là nguồn lực phát triển để từ đó xây dựng nên công dân số. Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số” phát triển lan rộng tới mọi vùng miền, mọi đối tượng công dân, nhất là những đối tượng xưa nay ít có điều kiện tiếp cận công nghệ để họ nắm bắt và làm chủ công nghệ số, từ đó tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số, tiến tới xã hội số toàn diện. Những năm qua, CĐS đã mang đến nhiều kết quả đáng ghi nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

 
  Tập huấn về ứng dụng AI và ChatGPT cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Trị - Ảnh: T.C.L

Để cụ thể hóa Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về Ban hành Đề án CĐS tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-SKHCN ngày 19/2/2021 triển khai thực hiện Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đã đề ra các mục tiêu cụ thể.

Thực hiện theo lộ trình lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định về CĐS. Đến nay, tỉ lệ dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình trong tổng số DVC của sở là 37/52 dịch vụ (đạt 71,15%). 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử (trừ văn bản mật).

Tất cả lãnh đạo sở được trang bị chữ ký số và triển khai ký số ban hành văn bản trên hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc. 100% chế độ báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung. 100% thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của sở được cập nhật, bổ sung, niêm yết công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của sở.

Tỉ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của sở đạt 100%. Toàn bộ DVC trực tuyến được tích hợp, kết nối với Cổng DVC quốc gia. Duy trì thường xuyên hoạt động trang thông tin điện tử của sở đảm bảo việc cung cấp thông tin, tuyên truyền hiệu quả, công khai, minh bạch đến với người dân và doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác bảo mật, an toàn thông tin. Từng bước đưa hoạt động kiểm tra của sở thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Về phục vụ thực hiện kinh tế số, Sở KH&CN đã thường xuyên tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ... để tạo điều kiện thuận lợi trong CĐS quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số, internet và không gian mạng.

Sở ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ KH&CN cho CĐS, chú trọng các nhiệm vụ có đối ứng cho doanh nghiệp. Lựa chọn, ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như: trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR)...

Tiêu biểu là Sở KH&CN đã phối hợp với một số đơn vị trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh như triển khai các ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý di tích và quảng bá du lịch, hỗ trợ đắc lực cho việc CĐS trong lĩnh vực văn hoá, du lịch và giáo dục.

Cụ thể đã kết hợp các công nghệ hiện đại như: GIS (hệ thống thông tin địa lý) cùng với các công cụ và công nghệ hỗ trợ như: GPS (hệ thống định vị), UAV (công nghệ máy bay không người lái), 3D (đồ họa máy tính 3 chiều) để xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu số di sản văn hóa Quảng Trị và ứng dụng “Di sản văn hóa Quảng Trị”.

Từ đó, giúp người dùng khai thác hiệu quả và tiện lợi, giúp khách du lịch có được những trải nghiệm mới về lịch sử thông qua tương tác với mô hình 3D. Sở KH&CN đã phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp số triển khai Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc truy xuất nguồn gốc nhằm quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao giá trị sản phẩm hạt tiêu, hạt cà phê tại tỉnh Quảng Trị”.

Việc ứng dụng công nghệ Blockchain là giải pháp hiệu quả trong quản lý, kiểm soát việc kinh doanh các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đặc biệt với tiêu và cà phê, từ đó có thể đề xuất nhân rộng, ứng dụng Blockchain cho các sản phẩm khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Bên cạnh đó, Sở KH&CN cũng đã triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và khuyến khích doanh nghiệp truyền thống đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, thương mại theo chính sách của Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 Quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026; Kế hoạch số 3690/KH-UBND ngày 14/8/2019 về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025...

Phó Giám đốc Sở KH&CN Đào Ngọc Hoàng cho biết, Sở KH&CN đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về CĐS cho các tổ chức, đơn vị, người dân, doanh nghiệp; thường xuyên phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CĐS. Xây dựng lề lối, phương thức làm việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công việc tại cơ quan, sử dụng dữ liệu số triệt để, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại cơ quan và phục vụ có hiệu quả người dân, doanh nghiệp.

Tăng cường ứng dụng sử dụng hóa đơn điện tử, thúc đẩy ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Tích cực hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thanh toán phí, lệ phí trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia đối với các TTHC có phí, lệ phí khi thực hiện TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia. 100% công chức, viên chức của sở được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin. 100% máy tính tại sở được cài đặt trên nền tảng phòng, chống mã độc theo mô hình quản trị tập trung của tỉnh.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Chuyển đổi số thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng cao

Trần Cát Linh |

 Ở những bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn hôm nay, điện thoại thông minh không chỉ là phương tiện thông tin liên lạc mà còn dẫn dắt những thế hệ phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) vững vàng hơn, tự tin thể hiện tiếng nói và khát vọng của mình. Hành trình ấy không dễ dàng nhưng từ những mô hình thí điểm của Dự án 8, một hướng đi mới dần hé lộ, bình đẳng giới (BĐG) là đích đến, hành trình được hỗ trợ bằng công nghệ và sự đồng hành của cả cộng đồng.

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Minh Anh |

Trường THCS và THPT Đakrông được thành lập vào năm 2008. Từ đó đến nay, tập thể trường không ngừng phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác dạy học và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong tình hình mới.

Đẩy mạnh thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Phương Minh |

“Trong thế giới ngày nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu của thời đại mà còn là con đường quan trọng nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới” - Đó là chỉ đạo của Thủ trướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ phát động Phong trào cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 4/2025 vừa qua. Đây là sự kiện quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng về đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào thực tiễn cuộc sống.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chú trọng triển khai chuyển đổi số

Phúc Nguyên |

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, chuyển đổi số được xác định là một trong những nội dung đột phá, đóng vai trò xuyên suốt và có tính dẫn dắt trong tiến trình phát triển KT-XH, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của đất nước đến năm 2045.

Xung kích giúp dân chuyển đổi số

Quang Đăng |

Hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh sớm vào cuộc, tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân. Nỗ lực ấy đã góp phần giúp người dân trên địa bàn tự tin hơn khi tiến vào kỷ nguyên số.

Quan tâm chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng đổi mới cách làm, trong đó, chuyển đổi số được xem là giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành cũng như trong sản xuất, kinh doanh của người dân. Thực tế cho thấy, việc áp dụng các công nghệ số vào đời sống nông thôn không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần xây dựng NTM theo hướng thông minh, hiện đại, bền vững.