‘Mắt Biếc’ đoạt giải Bông sen Vàng thể loại phim truyện điện ảnh

Nhật Anh |

Ngày 20/11, Lễ bế mạc và trao giải của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII (LHP) đã được diễn ra tại Nhà hát Sông Hương, TP. Huế.

Ban tổ chức đã vinh danh những tác phẩm, những diễn viên, đạo diễn, quay phim xuất sắc nhất và trao tặng 18 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc, 26 giải cá nhân xuất sắc.

Vượt qua rất nhiều đại diện xuất sắc, bộ phim “Mắt biếc” do Công ty CP Giải trí và Giáo dục Galaxy sản xuất đã nhận được giải Bông sen Vàng cho thể loại phim truyện điện ảnh. Bông sen Bạc thuộc về phim “Bố già”.

Phim “Mắt biếc” nhận giải thưởng do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng, là phim được thực hiện nhiều cảnh quay tại Huế và đã tạo hiệu ứng tích cực sau khi phim khởi chiếu. Ảnh: VGP
Phim “Mắt biếc” nhận giải thưởng do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng, là phim được thực hiện nhiều cảnh quay tại Huế và đã tạo hiệu ứng tích cực sau khi phim khởi chiếu. Ảnh: VGP

Ở thể loại phim tài liệu, giải Bông sen Vàng được trao cho phim “Ranh giới” của Đài truyền hình Việt Nam.

Phim “Điểm mù giao thông”, Trung tâm Phim Tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất đã đạt Giải Bông sen Vàng thể loại phim Khoa học.

Giải Bông sen Vàng thể loại phim Hoạt hình thuộc về phim “Con chim gỗ” do Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất.

Về giải cá nhân, Giải thưởng Đạo diễn xuất sắc được trao cho đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh của phim “Bằng chứng vô hình”. Tác giả kịch bản xuất sắc được trao cho Trấn Thành và nhóm tác giả của phim “Bố già”. Hai nhà quay phim Nguyễn Vinh Phúc của phim “Ròm”, và Dominic Pereria của phim “Mắt biếc” nhận giải thưởng về quay phim xuất sắc.

NSND Lê Khanh được trao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc với vai diễn Lý Lệ Hà trong phim Gái già lắm chiêu V- Những cuộc đời vương giả; trong khi đi nam diễn viên chính xuất sắc được trao cho Tuấn Trần (Trần Duy Tuấn) của phim "Bố già".

Phim “Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ cũng nhận được giải thưởng do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng là phim được thực hiện nhiều cảnh quay tại Huế và đã tạo hiệu ứng tích cực sau khi phim khởi chiếu.

Nhóm tác giả nhận giải thưởng của Ban giám khảo. Ảnh: VGP
Nhóm tác giả nhận giải thưởng của Ban giám khảo. Ảnh: VGP

Phát biểu tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông, Trưởng Ban Chỉ đạo liên hoan phim, khẳng định, với tinh thần linh hoạt, thích ứng trong điều kiện bình thường mới, vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19, vừa đáp ứng được tiêu chí thực hiện một kỳ liên hoan phim trang trọng của ngành điện ảnh nhằm vinh danh các tác phẩm, các nghệ sĩ điện ảnh xuất sắc, Liên hoan phim lần thứ XXII đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và sự ủng hộ của các nhà hoạt động điện ảnh.

“Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc gia, chào mừng Hội nghị văn hóa toàn quốc, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện, và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, đây cũng là hoạt động góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các hoạt động phát triển kinh tế du lịch của cả nước và của Thừa Thiên Huế”, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL phát biểu.

(Nguồn: Chính phủ)

Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII tại Huế

Nhật An |

Ngày 18/11, tại TP. Huế, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII với chủ đề "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn".

Phim Trung Quốc 'xuyên tạc lịch sử' về chiến tranh biên giới 1979 khiến khán giả tức giận

PV |

Quân đội Vương Bài của Trung Quốc có sự tham gia của Tiêu Chiến - diễn viên có lượng người hâm mộ đông đảo ở Việt Nam.

Phổ biến phim trên không gian mạng: Tiền kiểm hay hậu kiểm?

Ngọc Thành |

Cơ quan soạn thảo dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) đề xuất 2 phương án “tiền kiểm” và “hậu kiểm”, song cơ quan thẩm tra cho rằng nên kết hợp cả hai trong việc phổ biến phim trên không gian mạng.

Phim ngắn “Đại chiến Corona virus”, sản phẩm đầu tay của chàng trai người Pa Kô

Trường Sơn |

Sau gần 1 tháng miệt mài với đam mê, chàng trai người Pa Kô Hồ Văn Ngởi ở thôn A MôR (Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị) vừa ra mắt bộ phim ngắn đầu tay nói về cuộc đại chiến với virus SARS-CoV-2. Từ thông điệp được thể hiện trong bộ phim ngắn “Đại chiến Corona virus”, chàng trai này đã góp phần nâng cao nhận thức trong phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân đồng bào thiểu số ở miền núi Quảng Trị.