Những chính sách ưu đãi của Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo- Densavan

Trần Hà |

Ngày 15/3/2024, tại TT Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban Chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) tổ chức Hội thảo “Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo– Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực” với nhiều hoạt động quan trọng.

Nằm trong khuôn khổ Hội thảo, vào sáng nay diễn ra phiên khảo sát thực địa tại Khu Kinh tế thương mại (KTTM) đặc biệt Lao Bảo và Khu Thương mại biên giới Densavan (Savannakhet); Hội nghị giới thiệu Đề án Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan (Khu KTTMXBG), tham vấn ý kiến doanh nghiệp, nhà đầu tư.

 
Ông Hồ Đại Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tổ phó Tổ công tác phối hợp xây dựng dự thảo Đề án Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo– Densavan khái quát đề án. 

Ông Hồ Đại Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tổ phó Tổ công tác phối hợp xây dựng dự thảo Đề án Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo– Densavan cho biết, theo dự thảo Đề án đã được 2 tỉnh thống nhất, Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo– Densavan có diện tích khá rộng.

Về phía Việt Nam, sẽ bao gồm khu vực Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt (KKTTMĐB) Lao Bảo, có diện tích 15.854ha (gồm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh và xã Tân Thành, Tân Long, Tân Liên, Tân Lập và Tân Hợp thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị); phía Lào bao gồm khu vực Khu thương mại biên giới (KTMBG) Đensavan từ Bản Đông đến biên giới Việt Nam (cửa khẩu), có chiều dài 19km dọc theo sông SêPôn và tuyến Đường 9, chiều rộng khoảng 1km, gồm 13 bản.

Những chính sách ưu đãi của Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo– Densavan như sau:

Chính sách đất đai

Thời hạn giao đất cho thuế đất đối với tổ chức để thực hiện dự án không quá 50 năm hoặc 70 năm; - Riêng đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người nước ngoài chỉ được quyền thuê nhà để ở, người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài; cho phép thế chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định pháp luật của nước sở tại (Việt Nam hoặc Lào)”.

Quang cảnh hội thảo

Cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn đầu tư

Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu từ nguồn thu ngân sách Trung ương hưởng (hoặc để lại cho ngân sách địa phương một phần số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) phát sinh tại Khu KTTM xuyên biên giới chung trong thời gian từ 10 – 15 năm để đầu tư kết cấu hạ tầng tại Khu KTTM xuyên biên giới chung. - Ngân sách Trung ương cấp kinh phí hỗ trợ bổ sung có mục tiêu hàng năm để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện có Khu KTTM xuyên biên giới chung, nhất là các xã vùng biên giới trên địa bàn huyện. - Ngân sách địa phương hai tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại trong Khu KTTM xuyên biên giới chung. - Tạo thuận lợi trong thủ tục đầu tư, vay vốn của doanh nghiệp Việt Nam, Lào và doanh nghiệp nước khác đầu tư vào Khu KTTM xuyên biên giới chung; Doanh nghiệp Việt Nam được áp dụng thủ tục đầu tư, vay vốn đầu tư tại Khu TMBG Đensavan đơn giản như đầu tư trong nước.

Ưu đãi về thuế, giá, tạo thuận lợi cho phương tiện

Doanh nghiệp tại Khu KTTMXBG được áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành của Việt Nam hoặc Lào. - Cho phép miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt tại Khu KTTMXBG trong một khoảng thời gian nhất định để tạo sức hút đối với các nhà đầu tư. - Giá thuê đất, giá điện, giá nước: Thực hiện các ưu đãi về giá thuê đất; giá điện; giá nước sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh theo chính sách ưu đãi cao nhất về giá theo quy định hiện hành của Việt Nam hoặc Lào. - Đơn giản về thủ tục, tạo thuận lợi cho phương tiện vận tải, phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy…) đi lại trong phạm vi Khu KTTMXBG chung.

Chính sách lao động và thu hút nguồn nhân lực

Cho phép Khu KTTM xuyên biên giới áp dụng linh hoạt cơ chế tuyển dụng lao động theo hợp đồng lao động. Các doanh nghiệp Khu KTTMXBG có quyền tuyển dụng lao động trong và ngoài khu vực; có thể tuyển dụng trực tiếp hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm phát triển nguồn nhân lực hoạt động một cách hợp pháp. - Tỷ lệ lao động là người Việt Nam làm việc tại các dự án trong Khu TMBG Đensavan và tỷ lệ lao động là người Lào làm việc tại các dự án trong Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo được phép cao hơn quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và Lào. - Đơn giản hóa thủ tục tạo thuận lợi cho người lao động Việt Nam sang làm việc tại Khu TMBG Đensavan và người lao động Lào sang làm việc tại Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo. - Chính quyền hai bên xây dựng và thực hiện quy chế cấp thẻ lao động đặc biệt dành riêng cho người lao động của hai nước Việt Nam và Lào làm việc tại Khu KTTMXBG. Theo đó, thẻ lao động cấp cho lao động có thời hạn lưu trú có thể dài hơn so với quy định hiện hành. - Hai bên thống nhất giảm mức đóng lệ phí tạm trú (gồm thủ tục lao động, thẻ lưu trú, visa) cho người lao động. Người lao động làm việc theo thời vụ dưới 3 tháng được miễn đóng lệ phí để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động 02 bên biên giới qua lại làm việc. - Tự do hóa chính sách việc làm nước ngoài đối với những tài năng chuyên môn để thu hút nhân tài đến làm việc tại KKT8 , trước mắt mở rộng đối tượng lao động được tự do di chuyển trong ASEAN đến làm việc tại KKT (Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển, gồm nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch).

Chính sách tiền lương

Các doanh nghiệp trong Khu KTTMXBG được quyền quy định mức lương, các hình thức trả lương, chế độ thưởng và phụ cấp, trợ cấp phù hợp theo quy định pháp luậthiện hành củaViệt Nam và Lào.

 

Nhóm chính sách đối với cư dân biên giới

Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào (ra) khu phi thuế quan thuộc Khu KTTMXBG chung. - Tạo thuận lợi cho cư dân biên giới đi lại, trao đổi hàng hóa trong phạm vi Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung. - Áp dụng thí điểm cơ chế ưu đãi về thuế, phí, lệ phí và thủ tục hải quan, kiểm dịch động, thực vật, kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất nông nghiệp do cư dân biên giới 02 nước sản xuất đưa vào tiêu thụ trong Khu KTTM xuyên biên giới chung.

Sản phẩm sản xuất nông nghiệp do cư dân biên giới 02 nước sản xuất tại khu vực biên giới: Danh mục Quy định tại Thông tư 02/2018/TT-BCT ngày 27/2/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư biên giới dân. Đối tượng áp dụng: Theo Danh mục hàng hóa. Địa bàn áp dụng: Khu KTTMXBG chung Lao Bảo – Đensavan. Cấp có thẩm quyền quyết định: Chính phủ 2 nước.

Đối với Cửa khẩu biên giới đất liền được mở cho hàng hóa của cư dân biên giới sản xuất tại khu vực biên giới (theo Danh mục): Đề xuất cơ chế chính sách: Áp dụng theo Điều 3 Hiệp định thương mại biên giới giữa Nước CHXHCN Việt Nam và Nước CHDCND Lào. Đối tượng áp dụng: Theo danh mục hàng hóa. Địa bàn áp dụng: Khu KTTMXBG chung Lao Bảo - Đensavan. Cấp có thẩm quyền quyết định: Chính phủ 2 nước.

TAGS

Hội thảo “Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Desavan" khai mạc lúc 9h sáng nay (15/3/2024)

Xanh EWEC |

9h sáng nay, 15/3/2024, Hội thảo “Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Desavan: Từ ý tưởng đến hiện thực” sẽ diễn ra tại Khách sạn Bảo Cường, số 03 Lý Thường Kiệt, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị).

Hội thảo “Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo – Desavan sẽ diễn ra vào ngày mai (15/3/2024)

Xanh EWEC |

Hội thảo “Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Desavan: Từ ý tưởng đến hiện thực” sẽ diễn ra vào ngày mai (15/3/2024) tại thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị).

Rà soát công tác chuẩn bị Hội thảo Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan

Thanh Trúc |

Ngày 5/3, Tổ công tác của tỉnh Quảng Trị phối hợp với hai tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào) nghiên cứu các cơ chế, chính sách hợp tác kinh tế, xã hội (gọi tắt là Tổ công tác 626) tổ chức cuộc họp để đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Tổ Công tác; rà soát công tác chuẩn bị Hội thảo Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, Tổ trưởng Tổ công tác 626; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam, Tổ phó Tổ công tác 626 chủ trì cuộc họp.

Hội thảo Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan: Từ ý tưởng đến hiện thực

Trần Hà |

Hội thảo về Đề án Xây dựng Khu kinh tế - Thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan sẽ diễn ra vào ngày 15/3 tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).