Những phát hiện mới về hiệu quả của vaccine COVID-19

Thanh Mai |

"Vũ khí” cần thiết để chấm dứt đại dịch đã có sẵn, bất chấp sự xuất hiện của các biến thể mới dễ lây lan.

Báo cáo đầu tiên cho thấy hầu hết người được tiêm chủng vaccine Covid-19 dạng mRNA có khả năng miễn dịch, miễn là biến thể virus không tiến hóa quá nhanh. Báo cáo thứ hai cho biết việc kết hợp các loại vaccine sẽ mang đến những triển vọng hứa hẹn hơn. Báo cáo thứ ba, việc tiêm nhắc lại vaccine được áp dụng rộng rãi sẽ tăng cường hệ miễn dịch của con người.

Những phát hiện trên đã mở ra tương lai tươi sáng trên con đường chống lại dịch bệnh của nhân loại, New York Times đưa tin.

 

"Bạn còn nhớ lúc đầu khi mọi người hoảng sợ về việc kháng thể biến mất?", ông Deepta Bhattacharya tại Đại học Arizona nói. “Với những tin tốt hiện nay, chúng ta sẽ không cần phụ thuộc vào thuốc tăng cường miễn dịch sau mỗi chu kỳ 6-9 tháng nữa”.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna tạo ra phản ứng miễn dịch kéo dài, có thể bảo vệ con người trước SARS-CoV-2 trong nhiều năm. 

Vào tháng 5, tiến sĩ Ellebedy và các đồng nghiệp công bố nghiên cứu cho thấy trong cơ thể những người sống sót sau Covid-19, các tế bào miễn dịch nhận dạng được virus sẽ nằm yên trong tủy xương ít nhất 8 tháng sau khi mắc bệnh.

Mới đây, nhóm còn phát hiện 15 tuần sau lần tiêm chủng đầu tiên, các tế bào miễn dịch trong cơ thể tổ chức ngày càng trở nên tinh vi và học cách nhận ra một loạt chuỗi gene virus có khả năng phát triển, có nhiều khả năng ngăn cản các biến thể mới của virus corona xuất hiện. Phần lớn những người được tiêm chủng sẽ được bảo vệ lâu dài khỏi SARS-CoV-2, ít nhất là trước các biến thể hiện có. Những người sống sót sau Covid-19 và sau đó được tiêm chủng có thể không bao giờ cần đến các loại thuốc này.

Nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng những người đã tiêm một liều vaccine Johnson & Johnson hoặc AstraZeneca có thể chọn tiêm vaccine dạng mRNA ở lần thứ hai.

Trong một nghiên cứu về vaccine của Anh được công bố hôm 28/6, cơ thể các tình nguyện viên đã tạo ra một lượng cao kháng thể và tế bào miễn dịch sau khi kết hợp tiêm vaccine Pfizer-BioNTech và AstraZeneca.

Tiến sĩ Matthew Snape, chuyên gia về vaccine tại Đại học Oxford, đã bắt đầu thử nghiệm nghiên cứu có tên gọi là Com-COV vào tháng 2. Trong đợt đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã chia nhau tiêm cho 830 tình nguyện viên theo 4 trường hợp khác nhau: một số được tiêm hai liều Pfizer-BioNTech hoặc AstraZeneca, cả hai đều là những vaccine được chứng minh là có hiệu quả chống lại Covid-19. Hai nhóm còn lại tiêm AstraZeneca và sau đó là Pfizer, hoặc ngược lại. Kết quả là những người được tiêm hai liều Pfizer-BioNTech tạo ra lượng kháng thể cao hơn khoảng 10 lần so với những người được tiêm hai liều AstraZeneca.

Nhóm tiêm Pfizer-BioNTech trước và sau đó là AstraZeneca tạo ra lượng kháng thể cao hơn khoảng 5 lần so với tiêm hai mũi AstraZeneca. Nhóm tiêm AstraZeneca trước, sau là Pfizer-BioNTech, đạt được mức kháng thể tương đương với những người được tiêm hai liều Pfizer-BioNTech.

Theo New York Times, người trẻ ở một số quốc gia đã được khuyến cáo không nên tiêm liều AstraZeneca thứ hai, vì lo ngại về nguy cơ hình thành cục máu đông.

Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng trong vài trường hợp, việc tiêm nhắc lại mũi thứ 3 là cần thiết. Các nhà sản xuất vaccine đã thử nghiệm việc tiêm thêm các mũi tăng cường để đề phòng trong tương lai. Liều thứ ba của vaccine AstraZeneca có khả năng tăng cường miễn dịch mạnh mẽ ở các tình nguyện viên.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Thủ tướng: "Ưu tiên 25% vaccine của cả nước cho TP HCM"

Thạnh Mai |

Thủ tướng yêu cầu trước mắt ưu tiên 25% tổng số vaccine Covid-19 của cả nước cho TP HCM, phấn đấu hết tháng 7 năm nay tiêm 2 triệu liều.

Thái Lan: Hơn 600 nhân viên y tế nhiễm COVID-19 dù đã tiêm vaccine

PV |

Bộ Y tế Thái Lan hôm 11/7 cho biết, hơn 600 nhân viên y tế dù đã được tiêm đủ hai liều vaccine Sinovac của Trung Quốc song vẫn nhiễm Covid-19. Các nhà chức trách đang phải cân nhắc tiêm thêm một liều để tăng cường khả năng miễn dịch.

Cảnh giác những chiêu trò lừa đảo tiêm vaccine COVID-19

Nhật Nam |

Báo Điện tử Chính phủ thực hiện loạt bài nhằm cảnh báo người dân và khuyến nghị cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn.

Thủ tướng: Nhiều người muốn ưu tiên vaccine cho nơi dịch bệnh phức tạp

Phạm Tiếp |

Theo Thủ tướng, những lô vaccine tháng trước được tập trung cho công nhân và nhân dân vùng dịch Bắc Ninh, Bắc Giang và nay được tập trung tiêm cho nhân dân TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.