Tạo điều kiện cho thanh niên dân tộc thiểu số phát huy năng lực lập thân, lập nghiệp

Ngọc Trang |

Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị quan tâm triển khai thực hiện nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên, trong đó có thanh niên vùng dân tộc thiểu số (DTTS) lập thân, lập nghiệp, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, thúc đẩy bình đẳng giới.... Nhờ vậy, tuổi trẻ ở vùng DTTS có thêm động lực phát huy vai trò tiên phong trong các hoạt động, phong trào thi đua, xây dựng nhiều mô hình làm ăn phù hợp, hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH ở địa phương.

Thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh đã lồng ghép các nội dung về phát triển thanh niên trong các chương trình, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc như: Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025) trên địa bàn tỉnh (Chương trình 1719); Đề án “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số”.

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện thực hiện Tiểu dự án 3; Dự án 5 (thuộc Chương trình 1719) về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó chủ yếu là thanh niên vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến về Luật Thanh niên năm 2020; các quy định, hướng dẫn thi hành của trung ương và địa phương về phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Một mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở xã A Ngo, huyện Đakrông do thanh niên người DTTS làm chủ - Ảnh: N.T
Một mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở xã A Ngo, huyện Đakrông do thanh niên người DTTS làm chủ - Ảnh: N.T
Tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đối với cộng đồng thôn, bản. Xây dựng các mô hình điểm tại các xã và các trường dân tộc nội trú, bán trú nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng và người dân vùng đồng bào DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn lực vùng DTTS.

Ban Dân tộc tỉnh tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tham gia các chương trình, dự án phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất và các chính sách liên quan. Tổ chức tư vấn định hướng nghề nghiệp giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, tư vấn vay vốn khởi nghiệp, tạo việc làm và xuất khẩu lao động.

Phối hợp vận động thanh niên vùng đồng bào DTTS thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ Quân sự, tích cực tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phát huy vai trò của người có uy tín trong công tác giáo dục thanh thiếu niên.

“Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về mọi mặt của đông đảo bộ phận thanh niên vùng DTTS; tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống hàng năm đều giảm; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển; thanh niên sống có chí hướng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đường lối đổi mới của đất nước”, Phó Trưởng Ban Dân tộc Hồ Thị Minh cho hay.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ngành và địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thanh niên dân tộc thiểu số phát triển toàn diện. Phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện tốt chính sách tín dụng cho thanh niên vay vốn để học tập trong các cơ sở giáo dục và đào tạo sau giáo dục phổ thông.

Tạo điều kiện để thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao; hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú. Qua đó, góp phần ổn định dân cư, hạn chế việc di cư tự do trên địa bàn, từng bước xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống của các hộ đồng bào DTTS nghèo. Đặc biệt, cải thiện về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ý thức chấp hành pháp luật, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS.

Hiện nay, so với mặt bằng chung về KT-XH toàn tỉnh, vùng đồng bào DTTS vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Điều kiện địa hình phức tạp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, do đó, phát triển của thanh niên từng vùng không đồng đều, việc tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục từ đó gặp nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả như yêu cầu...

Bà Hồ Thị Minh cho biết thêm: “Thời gian tới, Ban Dân tỉnh tộc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 vùng đồng bào DTTS; định hướng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2026- 2030. Lồng ghép các nhiệm vụ công tác thanh niên trong thực hiện các chương trình, chính sách vùng đồng bào DTTS như: Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025... nhằm tạo điều kiện để thanh niên phát huy tốt năng lực, sở trường, sức trẻ, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp, phấn đấu xây dựng quê hương, dân tộc ngày càng phát triển”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tạo đột phá nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bài 3: Cần có những giải pháp thiết thực và quyết tâm cao trong hành động

Minh Đức - Tú Linh |

Bức tranh về giáo dục miền núi tuy có nhiều điểm sáng nhưng khó khăn vẫn bộn bề. Vì thế, bên cạnh sự nỗ lực, quyết tâm của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh, đội ngũ cán bộ, giáo viên cần có sự hỗ trợ thêm từ trung ương, địa phương cũng như có các giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tế ở địa phương nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

Bài 2: “Quả ngọt” từ sự học

Minh Đức- Tú Linh |

Nhờ công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được quan tâm nên nhiều con em người DTTS đã theo đuổi được ước mơ với con chữ, theo học lên các bậc cao hơn, trở thành những cán bộ, giáo viên để phục vụ quê hương... Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những bước trưởng thành về mọi mặt; luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tạo đột phá nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Tú Linh - Minh Đức |

Trong bức tranh tổng thể của giáo dục Quảng Trị, giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Giáo dục DTTS&MN góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người đồng bào DTTS; góp phần hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục, tạo sự công bằng, bình đẳng trong giáo dục & đào tạo (GD&ĐT). Những kết quả mà ngành GD&ĐT Quảng Trị đạt được trong thời gian qua đều có sự đóng góp không nhỏ của giáo dục miền núi.

Đưa chính sách ưu đãi đến gần hơn với người lao động dân tộc thiểu số

Minh Thảo |

Các chính sách hỗ trợ lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia thị trường lao động ngoài nước ngày càng đầy đủ. Sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo “bệ đỡ” cho đồng bào DTTS tự tin hơn khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài. Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền để đưa các chính sách ưu đãi này đến gần hơn với người lao động.