Đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền năng của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thu Thảo |
Sau 3 năm triển khai, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã phát huy vai trò chủ trì của hội LHPN tỉnh, huyện; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan để triển khai có hiệu quả những nội dung, chỉ tiêu cốt lõi. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội để nữ giới và nam giới dân tộc thiểu số thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực, giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS&MN, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi vùng cao Quảng Trị.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số
Ngọc Trang |
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Quảng Trị triển khai nhiều giải pháp đầu tư cho vùng đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, thúc đẩy phát triển toàn diện KT-XH, đảm bảo QP-AN vùng DTTS và miền núi.
Tạo điều kiện cho thanh niên dân tộc thiểu số phát huy năng lực lập thân, lập nghiệp
Ngọc Trang |
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị quan tâm triển khai thực hiện nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên, trong đó có thanh niên vùng dân tộc thiểu số (DTTS) lập thân, lập nghiệp, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, thúc đẩy bình đẳng giới.... Nhờ vậy, tuổi trẻ ở vùng DTTS có thêm động lực phát huy vai trò tiên phong trong các hoạt động, phong trào thi đua, xây dựng nhiều mô hình làm ăn phù hợp, hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH ở địa phương.
Tạo đột phá nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bài 3: Cần có những giải pháp thiết thực và quyết tâm cao trong hành động
Minh Đức - Tú Linh |
Bức tranh về giáo dục miền núi tuy có nhiều điểm sáng nhưng khó khăn vẫn bộn bề. Vì thế, bên cạnh sự nỗ lực, quyết tâm của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh, đội ngũ cán bộ, giáo viên cần có sự hỗ trợ thêm từ trung ương, địa phương cũng như có các giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tế ở địa phương nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.
Đưa chính sách ưu đãi đến gần hơn với người lao động dân tộc thiểu số
Minh Thảo |
Các chính sách hỗ trợ lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia thị trường lao động ngoài nước ngày càng đầy đủ. Sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo “bệ đỡ” cho đồng bào DTTS tự tin hơn khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài. Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền để đưa các chính sách ưu đãi này đến gần hơn với người lao động.
Bảo tồn nghề truyền thống
Kô Kăn Sương |
Trước thực trạng một số nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, nhiều năm nay người Vân Kiều, Pa Kô ở dưới chân dãy Trường Sơn đã tìm mọi cách níu giữ, phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo nhằm bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Không chỉ giữ gìn nghề cha ông, nhờ những sản phẩm làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của mình, họ có thêm nguồn thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số
Bảo Bình |
Với đặc điểm có tới gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp từ nguồn lực của chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (MN). Đây cũng được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm gia tăng năng lực sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS.
Cộng đồng các dân tộc thiểu số Quảng Trị đoàn kết xây dựng quê hương phát triển bền vững
PV |
Khắc sâu lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị luôn tin tưởng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ đó, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi phát triển và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Thanh Hải |
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 31 xã, thị trấn với 20.999 hộ, 93.673 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ 14% dân số toàn tỉnh Quảng Trị, gồm 2 cộng đồng dân tộc chủ yếu là Bru-Vân Kiều và Pa Kô. Trong đó, ở 191 thôn, bản vùng DTTS và miền núi có 191 người có uy tín tiêu biểu được người dân trong cộng đồng thôn bản tín nhiệm bình chọn, được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận, phê duyệt.
Tháng 12 này, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ được tổ chức tại Quảng Trị
Thiên Sơn |
Theo Kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Trị, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ được diễn ra từ ngày 14 - 17/12/2024 tại thành phố Đông Hà. Ngày hội là nơi quy tụ diễn viên, nghệ nhân, vận động viên quần chúng các dân tộc thiểu số do các địa phương trên cả nước cử tham gia.
Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Lê An |
Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Qua đó, tạo nguồn lực, động lực to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế đối với miền núi nói chung và đồng bào DTTS nói riêng.
Rà soát công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV
Tiến Nhất |
Ngày 16/10, Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024 tổ chức cuộc họp lần thứ 2 để chuẩn bị công tác tổ chức đại hội. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, Trưởng Ban chỉ đạo, chủ trì cuộc họp.
Khai thác giá trị văn hóa truyền thống để tạo việc làm cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Võ Thái Hòa |
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông có những nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội, nghi lễ, trang phục, nghề truyền thống riêng, tạo nên tính phong phú, đa dạng và độc đáo của nền văn hóa cộng đồng. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng miền núi của tỉnh là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, là nguồn lực cho phát triển KT-XH, trong đó lấy giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô làm điều kiện cốt lõi để xây dựng môi trường du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, góp phần thúc đẩy ngành du lịch vùng miền núi của tỉnh phát triển, tạo việc làm cho phụ nữ đồng bào DTTS.
Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Sỹ Hoàng |
Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý (TGPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được tỉnh Quảng Trị quan tâm triển khai thực hiện. Qua đó, từng bước nâng cao hiểu biết, kiến thức về pháp luật; đảm bảo quyền lợi chính đáng hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp; tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL chất lượng cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giảm nghèo hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tuấn Phi |
Tỉnh Sóc Trăng có gần 1,2 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 35% dân số, tỷ lệ người Khmer nhiều nhất cả nước (với hơn 30,1% tương đương khoảng 362 nghìn người).
Trợ giúp pháp lý giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo thông tin
Bảo Bình |
Hoạt động tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua đó, giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội.
Nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thu Thảo – Ngọc Anh |
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới”. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được thể hiện nhất quán thông qua những chính sách, chương trình, dự án tại các địa phương vùng DTTS và miền núi. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, trước những tác động của nền kinh tế thị trường và sự tồn tại “ăn sâu, bám rễ” của nhiều hủ tục lạc hậu, vẫn còn diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em DTTS. Vì thế, các cấp ủy đảng, chính quyền trong toàn tỉnh đã nỗ lực để giải quyết các vấn đề cấp thiết, hỗ trợ phụ nữ tăng quyền năng kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS, thúc đẩy bình đẳng giới.
Hiệu quả từ đội văn nghệ tuyên truyền phòng, chống tảo hôn trong trường học
Kô Kăn Sương |
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tổ chức thành lập các đội văn nghệ quần chúng trong trường học nhằm truyền thông đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, đặc biệt là đối với lứa tuổi vị thành niên, tiến tới xóa bỏ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực.
Kinh tế tập thể góp phần giảm nghèo bền vững ở Hướng Hóa
Thu Hạ |
Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cùng với nhiều phương thức hỗ trợ, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều bước phát triển và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Qua đó, đã tạo thêm việc làm, nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân vùng dân tộc thiểu số.
Phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới
Kăn Sương |
Ngày 28/8, tại TP. Đông Hà, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị tổ chức tọa đàm chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm về phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) trong thúc đẩy bình đẳng giới tỉnh Quảng Trị.
Lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trần Thanh |
Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự hỗ trợ nhiều mặt của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương đã lồng ghép các nguồn lực để giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Phát huy vai trò của Mặt trận trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Thanh Trúc |
Với nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị luôn xác định xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị - Dấu ấn một nhiệm kỳ
Nguyễn Phong |
Với sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy đảng, phối hợp của chính quyền đã tạo thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) phát huy vai trò, chức năng của mình. Đặc biệt, là sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã phát huy hiệu quả sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát động có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần ổn định và tăng trưởng KT-XH, đảm bảo QP-AN, nhờ đó, vị trí, vai trò của MTTQ các cấp được nâng cao.
Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Ngọc Trang |
Thời gian qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 và 2, Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình 1719). Bước đầu, dự án đạt những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT vùng đồng bào DTTS&MN ở địa phương.