Chú trọng phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số

Ngọc Trang |

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Quảng Trị triển khai nhiều giải pháp đầu tư cho vùng đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, thúc đẩy phát triển toàn diện KT-XH, đảm bảo QP-AN vùng DTTS và miền núi.

Người đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị chiếm 14% trong dân số toàn tỉnh với 2 cộng đồng dân tộc chủ yếu là Bru-Vân Kiều và Tà Ôi (Pa Kô). Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các mục tiêu chính như: nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các DTTS về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý.

Học sinh người đồng bào DTTS ở Trường Tiểu học và THCS A Xing, huyện Hướng Hoá tìm hiểu kiến thức qua hoạt động đọc sách - Ảnh: TH & THCS AXing
Học sinh người đồng bào DTTS ở Trường Tiểu học và THCS A Xing, huyện Hướng Hoá tìm hiểu kiến thức qua hoạt động đọc sách - Ảnh: TH & THCS AXing

Trong đó, ưu tiên các DTTS có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ người DTTS và lao động trực tiếp có chất lượng. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động - việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo, phổ biến kiến thức..., tạo điều kiện cho người dân ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tiếp cận thông tin về học nghề, việc làm, thị trường lao động.

Thực hiện lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao tỉ lệ huy động trẻ đến trường như: trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi đạt 96,5%, trong đó trẻ mẫu giáo DTTS đạt 98,1%; đối với trẻ 5 tuổi, tỉ lệ huy động đến trường đạt 100%; tỉ lệ huy động trẻ trong đội tuổi vào tiểu học đạt 98,76%, vào THCS đạt 79,67%, vào THPT đạt 55,96%; toàn tỉnh có 32.010 học sinh DTTS, chiếm 18%.

Công tác quy hoạch, củng cố và phát triển mạng lưới trường, lớp tiếp tục được quan tâm. Năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 187 trường TH, THCS, THCS&THPT, THPT có học sinh DTTS. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được củng cố và phát triển. Các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc, viên chức và người lao động công tác trên địa bàn vùng DTTS và miền núi được triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo theo quy định.

Thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân vùng DTTS, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở không ngừng được xây dựng, củng cố và kiện toàn. Cơ sở vật chất khám, chữa bệnh (KCB) được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân. Hiện 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ làm việc, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu KCB của người dân trong tình hình mới.

100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em được triển khai tích cực, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (theo chiều cao) giảm trung bình 0,5%/năm. Tỉ lệ tham gia BHYT đạt trên 98% dân số. Tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 85%.

Triển khai hiệu quả các chương trình y tế ở vùng DTTS như: tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn cho thanh niên, vị thành niên, tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Từ năm 2021 đến nay, thực hiện theo Đề án 585 của Bộ Y tế, ngành y tế đã cử các bác sĩ trẻ tham gia đề án, góp phần nâng cao chất lượng KCB trên địa bàn, mang lại niềm tin về chất lượng KCB trong Nhân dân.

Về lĩnh vực lao động, việc làm, các ngành, địa phương chủ động phối hợp hướng dẫn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào DTTS. Đa số địa phương, cơ sở đào tạo nghề đã chủ động xây dựng kế hoạch, đưa nội dung đào tạo nghề cho đồng bào DTTS thành một chỉ tiêu cụ thể trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn hằng năm.

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp, UBND các huyện để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động người DTTS trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nắm bắt thông tin để tham gia tìm kiếm được việc làm phù hợp.

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh, để đẩy mạnh hơn nữa phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS trong tình hình mới, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện các thể chế, chính sách về hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là cơ chế tài chính bảo đảm lợi ích của người dạy nghề, người học nghề; chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, ưu tiên nhiều hơn đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn thông qua các hình thức hỗ trợ vốn, cho vay ưu đãi..., phù hợp với các địa phương.

Bố trí kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia đầy đủ, kịp thời và đúng thời gian theo kế hoạch đặt ra nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết số 52/ NQ-CP. Các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực DTTS; tạo điều kiện sắp xếp, bố trí việc làm cho sinh viên đồng bào DTTS sau khi tốt nghiệp. Có chính sách gắn đào tạo cử tuyển với nhu cầu sử dụng từng ngành nghề, lĩnh vực từng địa phương với chiến lược phát triển nguồn lực và KT-XH.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Học sinh miền núi Hướng Hóa tiếp cận chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần

Trần Hà |

Ngày 18/2, tại thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị), Đại học Đông Á tổ chức chương trình chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho học sinh Trường THPT Lao Bảo. Đây là trường đầu tiên trong 4 trường tại Quảng Trị được đơn vị tổ chức.

Tránh việc giáo viên 'kéo' học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm

Lê Vân |

Ngày 10/2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho biết, với việc dạy thêm, học thêm, khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm và chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình bên cạnh giáo dục nhà trường… việc dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực.

Thiếu phòng ở nội trú cho học sinh vùng cao Hướng Lộc

Trúc Phương |

Số lượng phòng ở tại khu nội trú không thể đáp ứng đủ, khiến gần một nửa học sinh được hưởng chế độ nội trú phải tá túc ở nhà người dân. Đây là thực trạng đang diễn ra tại khu nội trú của Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và THCS Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Ban Giám hiệu nhà trường vẫn đang “đau đầu” tìm lời giải cho bài toán về phòng ở trước nhu cầu ở lại ngày càng tăng lên của học sinh.

Thông tin về vụ bắt cóc học sinh ở Cửa Việt: Chỉ là chuyện con đùa với mẹ cho vui

Quang Hải |

Ngày 10/2, Trung tá Lê Thanh Hải, Trưởng Công an thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua xác minh không có chuyện dàn cảnh bắt cóc học sinh tiểu học xảy ra trên địa bàn như nhiều tài khoản mạng xã hội chia sẻ.