Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Sỹ Hoàng |

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý (TGPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được tỉnh Quảng Trị quan tâm triển khai thực hiện. Qua đó, từng bước nâng cao hiểu biết, kiến thức về pháp luật; đảm bảo quyền lợi chính đáng hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp; tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ TGPL chất lượng cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện liên quan tổ chức thực hiện nội dung số 3, tiểu dự án 1, dự án 10 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Trong đó, Sở Tư pháp phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền về thực hiện công tác TGPL cho người DTTS cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (PB,GDPL) cho đồng bào DTTS, đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ này tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bố trí nguồn nhân lực, trang thiết bị cho việc đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ công chức, viên chức tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

Bồi dưỡng kiến thức về trợ giúp pháp lý cho người có uy tín trong cộng đồng ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: TTTGPL NN tỉnh cung cấp
Bồi dưỡng kiến thức về trợ giúp pháp lý cho người có uy tín trong cộng đồng ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: TTTGPL NN tỉnh cung cấp
Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Hà Trung Thành cho biết, thực hiện nhiệm vụ Sở Tư pháp giao, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án, đối tượng tập trung TGPL gồm: già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi; người thực hiện TGPL và cán bộ các cơ quan liên quan.

Trong năm 2023, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã triển khai các hoạt động như: tổ chức 7 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức về TGPL tại 14 xã gồm các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Thuận, Hướng Lộc, Húc, Thanh, Tân Lập, Xy, A Dơi, Ba Tầng, Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Linh, Hướng Tân (huyện Hướng Hóa) với sự tham gia của 708 người là bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư thôn, công an viên thôn, chi hội trưởng các hội, đoàn thể ở thôn, bí thư đoàn thanh niên, già làng, người có uy tín trong cộng đồng...

Nội dung tập huấn chủ yếu là triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động TGPL miễn phí như: vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, hình thức, lĩnh vực TGPL... theo quy định của Luật TGPL năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; kỹ năng nắm bắt thông tin và hướng dẫn khi có đối tượng yêu cầu được TGPL miễn phí; TGPL cho các đối tượng có nhu cầu.

Bên cạnh đó, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh cũng đã tiến hành biên soạn và in ấn 950 sổ tay TGPL để cấp phát cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và tại các hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức TGPL. Theo kế hoạch, trong năm 2024 Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh tổ chức 8 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức về TGPL tại 8 xã gồm xã Hướng Phùng, Hướng Lập, Hướng Việt, Thuận, Hướng Lộc, Ba Tầng, Húc, A Dơi với sự tham gia dự kiến là 360 người...

Tính đến ngày 30/8/2024, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức về TGPL tại xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Lộc với sự tham gia của 135 người. Thông qua các hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức về TGPL để giúp các đối tượng tham dự nắm bắt những quy định về hoạt động TGPL miễn phí để có khả năng thông tin, giải thích về TGPL cho người dân và giới thiệu người dân thuộc diện được TGPL đến Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh và chi nhánh của trung tâm khi có vướng mắc pháp luật.

Bên cạnh các hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh, Sở Tư pháp cũng đã chú trọng việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PB,GDPL tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đến nay, đội ngũ làm công tác PB,GDPL được củng cố, kiện toàn về số lượng, chất lượng với 1 báo cáo viên cấp tỉnh; 91 báo cáo viên cấp huyện; 694 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật luôn dành thời gian chuẩn bị đề cương ngắn gọn, dễ hiểu và lựa chọn các nội dung văn bản pháp luật có liên quan mật thiết đến người dân, nhất là đồng bào DTTS để tuyên truyền, phổ biến. Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên địa bàn các huyện miền núi đã đi vào nền nếp; ý thức chấp hành pháp luật của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng được nâng lên...

Sở Tư pháp cũng đã chú trọng việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật; kỹ năng PB,GDPL cho các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa. Đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của huyện Đakrông, Hướng Hóa, hằng năm đều tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng tuyên truyền pháp luật do Sở Tư pháp và các huyện tổ chức.

Qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng tuyên truyền pháp luật, các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật đã truyền tải đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin pháp luật của người dân.

Sở Tư pháp đã biên soạn, in ấn và phát hành hàng nghìn tờ gấp pháp luật với các nội dung như: Các quy định của pháp luật về hôn nhân cận huyết thống; một số quy định về kết hôn; một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính và hình sự về sử dụng lao động chưa thành niên... để tạo điều kiện thuận lợi cho các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS và miền núi trong việc tra cứu tài liệu, thu thập thông tin phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Khuyến khích người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ngoại tỉnh

Thủy Ngọc |

Những năm gần đây, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm của lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có sự chuyển biến tích cực. Nhiều lao động đã biết tranh thủ cơ hội đi làm việc ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các tỉnh, thành phố trong nước để có thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

Cần có giải pháp đột phá để nâng tỉ lệ người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài

Thủy Ba |

Thời gian qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) cùng các trung tâm dịch vụ việc làm tích cực cung cấp thông tin, tư vấn, định hướng việc làm ở từng thị trường lao động. Qua tuyên truyền, vận động đã thu hút nhiều lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đăng ký tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, so với lực lượng lao động sẵn có tại địa phương, tỉ lệ người DTTS đi làm việc ở nước ngoài chưa cao.

Giảm nghèo hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tuấn Phi |

Tỉnh Sóc Trăng có gần 1,2 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 35% dân số, tỷ lệ người Khmer nhiều nhất cả nước (với hơn 30,1% tương đương khoảng 362 nghìn người).

Hỗ trợ phục hồi, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Phương Hà |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Kế hoạch và dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.