Hỗ trợ phục hồi, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Phương Hà |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Kế hoạch và dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Chương trình này nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương. Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình; góp phần tăng cường đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện cho cộng đồng được giao lưu, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình.

Phụ nữ Dao Tiền ở Bản Sưng (Hoà Bình) tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình. Ảnh tư liệu: Trọng Đạt/TTXVN
Phụ nữ Dao Tiền ở Bản Sưng (Hoà Bình) tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình. Ảnh tư liệu: Trọng Đạt/TTXVN

Chương trình nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch có hiệu quả trong thời gian tới.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu, phải thực hiện đồng bộ giữa việc nghiên cứu, bảo tồn văn hóa nghệ thuật với tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống. Thường xuyên tuyên truyền, lồng ghép kế hoạch phát triển văn hóa phi vật thể và du lịch vào các chương trình nghiên cứu, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

Khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp như: Làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Hòa Bình.

Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số và xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tập quán dân tộc và tình hình thực tế của địa phương. Động viên, khích lệ đồng bào dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống…

Trong Kế hoạch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ Văn hóa Dân tộc và các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện hỗ trợ, nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy hát Páo Dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Trong đó, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng của nghề dệt tại Hòa Bình, hát Páo Dung và nghề thêu tại Bắc Kạn; đề xuất các giải pháp thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản nêu trên; tổ chức tập huấn, truyền dạy nghề cho các nghệ nhân; chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức lớp tập huấn, in đĩa DVD phát cho cộng đồng, tuyên truyền tại Bảo tàng và tuyên truyền trên mạng Internet (website Bảo tàng, Youtube, Facebook) nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số.

 (Nguồn: TTXVN)

Phụ nữ Quảng Trị đoạt giải Nhất cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” cấp vùng khu vực miền Trung 2024

Mai Lâm |

Ngày 27/9, tại tỉnh Quảng Ngãi, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức lễ trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024 cấp vùng khu vực miền Trung.

Người phụ nữ Vân Kiều níu giữ nghề truyền thống

Minh Long |

Từ nhiều đời trước, đồng bào Vân Kiều sống dưới dãy Trường Sơn hùng vĩ đã có thói quen hút thuốc lá bằng tẩu (ống điếu). Vì thế, tẩu thuốc trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống của họ và là một nét văn hóa đặc trưng. Ngày nay, với cuộc sống hiện đại thì những chiếc tẩu thuốc của đồng bào Vân Kiều đang dần ít đi. Người biết làm tẩu chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Vậy nhưng, với niềm đam mê đặc biệt, bà Hồ Thị Ưa (73 tuổi), ở thôn Loa, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vẫn nỗ lực duy trì làm tẩu.

Điện thoại phát nổ khi rút sạc, người phụ nữ ở Phú Thọ bị chấn thương nặng, gãy đốt ngó tay

Nam An |

Điện thoại bất ngờ phát nổ khi đang rút sạc, khiến bàn tay người phụ nữ 68 tuổi ở Phú Thọ bị thương nặng, gãy đốt 2 ngón tay kèm di lệch.

Nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu Thảo – Ngọc Anh |

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới”. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được thể hiện nhất quán thông qua những chính sách, chương trình, dự án tại các địa phương vùng DTTS và miền núi. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, trước những tác động của nền kinh tế thị trường và sự tồn tại “ăn sâu, bám rễ” của nhiều hủ tục lạc hậu, vẫn còn diễn ra, ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em DTTS. Vì thế, các cấp ủy đảng, chính quyền trong toàn tỉnh đã nỗ lực để giải quyết các vấn đề cấp thiết, hỗ trợ phụ nữ tăng quyền năng kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS, thúc đẩy bình đẳng giới.