Thu nhập trung bình chỉ gần 8 triệu nhưng lao động chi tiêu 11,7 triệu đồng

Thanh Mai |

Tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định có con của 72% người lao động.

Theo kết quả khảo sát tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động được công bố ngày 8/8, mức chi tiêu của công nhân 11,7 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2022, chủ yếu do giá cả, tiền điện nước tăng cao. Tiền dành cho lương thực, thực phẩm chiếm tới 70% tổng chi tiêu.

Tiền lương cơ bản chiếm 76,7% thu nhập hằng tháng, 23,3% còn lại từ tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

 
Ảnh minh họa.

Trong số gần 3.000 người lao động được khảo sát, 52,3% làm thêm giờ, số tiền nhận được trung bình 1,35 triệu đồng/người/tháng. Chỉ có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống. Có 75,5% còn lại nói thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu. Có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu chi tiêu.

Chỉ 8,1% người lao động có tích lũy từ tiền lương và thu nhập, 11,2% không đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác kiếm thêm thu nhập.

Có 17,3% người lao động phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.

Người lao động phải dùng 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hằng tháng để trả tiền thuê nhà (trung bình hơn 1,8 triệu đồng).

Mức thu nhập trung bình trong khảo sát do Viện Công nhân và công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện này từ gần 3.000 lao động thuộc sáu tỉnh, thành cả nước.

Ngoài ra, có 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì tiền lương thấp. 2,2% chưa từng mua sữa công thức cho con dưới 6 tuổi. Chỉ 37,7% người lao động có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con.

Về vấn đề bữa ăn, có 26,2% số người được hỏi có điều kiện để ăn thịt, cá trong các bữa ăn hằng ngày. 10,3% người lao động được khảo sát nói với thu nhập hiện nay họ ít khi có điều kiện ăn thịt, cá trong bữa ăn.

Có 46,5% người lao động chỉ đủ tiền mua một số loại thuốc cơ bản; 6,3% không đủ cho họ mua thuốc và khám chữa bệnh, 6,5% người lao động nói họ vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi.

Chỉ gần 30% người lao động hài lòng với tiền lương và thu nhập hiện tại; 56,8% tạm hài lòng (giảm 4,2% so với năm 2022) và không hài lòng là 20,3% (giảm 4,9% so với năm 2022).

12,3% người lao động đã từng rút bảo hiểm xã hội một lần, số lần rút trung bình là 1,13 lần. Trong đó người rút nhiều nhất 4 lần, người rút thấp nhất 1 lần.

Tiền lương thấp song hơn một nửa lao động tham gia khảo sát cho biết "có nghĩ tới việc phải thương lượng tăng lương", số còn lại chưa từng nghĩ tới. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Sáng kiến mới cải thiện điều trị ung thư tại khu vực thu nhập thấp

PV |

Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, sáng kiến mới này là chương trình lớn đầu tiên giải quyết các yếu tố cấu trúc và thể chế liên quan tình trạng nghèo đói dai dẳng trong điều trị bệnh ung thư.

Lương hưu - Nguồn thu nhập ổn định cho người lao động khi về già

PV |

Lương hưu được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, đảm bảo tốt hơn cuộc sống độc lập mà không phải phụ thuộc vào con cháu.

Thu nhập bình quân của nhóm người giàu nhất tại Việt Nam gấp 7 lần nhóm nghèo nhất

Thanh Mai |

Sau 2 năm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân của người dân có xu hướng tăng.

Trồng thanh long ruột đỏ cho thu nhập gần 300 triệu đồng/ha

Phú Hải |

Năm 2019, thông qua Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã hỗ trợ 600 triệu đồng cho 12 hộ dân ở thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh trồng thanh long ruột đỏ trên diện tích 8 ha đất đồi.