Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19

Đức Việt |

Ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 chủ trì phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo. Cuộc họp được kết nối với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự tại điểm cầu Quảng Trị. 


Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Số ca mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua (với khoảng 50.000-75.000 ca/ngày, ngày cao nhất là hơn 125.000 ca), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin, nhất là nhóm dưới 12 tuổi.

Biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thay thế dần biến thể Delta. Tuy nhiên, do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ chết/số ca mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu. Tỉ lệ chết/số ca mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%), ngày 1/2 là 0,9% và ngày 3/3 là 0,1%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 197,9% nhưng số ca tử vong giảm 47,1%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp- Ảnh: PV
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp- Ảnh: PV

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19, coi COVID-19 như một bệnh bình thường (trong đó có lộ trình dỡ bỏ dần các hạn chế đối với người nhập cảnh, người mắc ở thể nhẹ, người tiếp xúc gần).

Theo Bộ Y tế, đến ngày 3/3, Việt Nam đã tiếp nhận 218 triệu liều vắc xin; thực hiện phân bổ 204,4 triệu liều, tiêm được hơn 196 triệu liều. Về tỉ lệ tiêm chủng, với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, tỉ lệ mũi 1, mũi 2, mũi 3 lần lượt là 100%, 98,4% và 37,4%. Với đối tượng từ 12-17 tuổi, tỉ lệ mũi 1, mũi 2 lần lượt là 98,8% và 93,5%. Trong 30 ngày triển khai Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân (từ 29/1/2022 -28/2/2022), cả nước tiêm được hơn 14 triệu liều, chủ yếu là liều bổ sung và liều nhắc lại (hơn 12 triệu liều), góp phần vào việc tăng cường tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc xin cơ bản và tiêm mũi 3 trên toàn quốc. Như vậy nước ta cơ bản đã bao phủ 2 liều vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên.

Đến nay, tỉ lệ tiêm mũi 3 là 37,4% (ước khoảng hơn 75% đối tượng đến lịch tiêm mũi 3 đã được tiêm chủng). Đến hết quý I/2022, ước khoảng 60% người từ 18 tuổi trở lên đủ thời gian để tiêm mũi 3. Trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại và mùa lễ hội năm 2022, mở cửa trở lại hoạt động giáo dục đào tạo trực tiếp, nhất là thời gian tới Việt Nam nới lỏng cách ly y tế, giảm các hạn chế đối với hoạt động vận chuyển hành khách trên tất cả các phương tiện, lượng khách quốc tế đi, đến Việt Nam gia tăng mạnh sẽ không tránh khỏi gia tăng nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ tiếp tục gia tăng áp lực lên hệ thống y tế.

Nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tinh thần chung là không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; tập trung giảm số ca chuyển nặng, giảm ca tử vong, không để quá tải hệ thống y tế. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế, yêu cầu 5K đối với cá nhân; yêu cầu an toàn COVID-19 đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị. Bộ Y tế chịu trách nhiệm bảo đảm đủ số lượng, chất lượng vắc xin. Khẩn trương thực hiện việc mua vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, có phương án hướng dẫn tiêm ngay khi vắc xin về Việt Nam; tiếp tục chỉ đạo thần tốc tiêm vắc xin, trong đó có tiêm cho trẻ em, hoàn thành tiêm mũi 3 cho người lớn ngay trong tháng 3/2022. Bộ Y tế nghiên cứu các chỉ tiêu cho phù hợp, nghiên cứu đưa ra đề xuất cụ thể việc quản lý F0, F1 phù hợp với thực tiễn. Hướng dẫn kê đơn thuốc điều trị COVID- 19 cho phù hợp, căn cứ vào cơ sở thực tiễn, để giảm thủ tục hành chính và có phương án thống nhất trên toàn quốc.                                                             

Quyết liệt chỉ đạo việc đơn giản thủ tục hành chính, thúc đẩy việc cấp phép lưu hành, hướng dẫn sử dụng và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần thiết, đồng bộ về kiểm soát giá cả các loại thuốc điều trị, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, các sản phẩm đông y, y dược cổ truyền, kít xét nghiệm theo đúng quy định; chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra giá cả, chất lượng thuốc, vắc xin, kít xét nghiệm, không để xảy ra tình trạng tăng giá, đầu cơ, trục lợi, mất kiểm soát, tiêu cực… Nghiên cứu xây dựng lộ trình bình thường hóa với COVID-19, coi COVID-19 như một bệnh bình thường (trong đó có lộ trình dỡ bỏ dần các hạn chế đối với người nhập cảnh, người mắc ở thể nhẹ, người tiếp xúc gần).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022 thần tốc. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn về điều trị, tập trung giảm số ca chuyển nặng, giảm ca tử vong; chủ động bảo đảm kịp thời, tại chỗ các điều kiện cho điều trị trên địa bàn (kể cả điều trị tại nhà); kịp thời thông báo Bộ Y tế nhu cầu hỗ trợ về nhân lực, vật tư, thuốc khi cần thiết. Các địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc mở cửa trường học bảo đảm thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt trên toàn quốc. Việc mở cửa trường học có thể phát sinh nhiều trường hợp F0. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát được và xử lý kịp thời các ca nhiễm bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục cập nhật, hoàn chỉnh các phương thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình như một thành tố quan trọng trong việc đổi mới giáo dục với mục đích lâu dài trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, không chỉ trong thời gian dịch bệnh; hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục việc thực hiện học bán trú trên cơ sở ý kiến của Bộ Y tế để các địa phương thực hiện thống nhất trên toàn quốc; phối hợp với ngành y tế theo dõi sức khoẻ trẻ em, học sinh bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ khi nhiễm bệnh. Tích cực, quyết liệt rà soát và chuẩn bị để mở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3/2022 theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”; khẩn trương công bố phương án mở cửa trở lại hoạt động du lịch.

Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi các quy định, yêu cầu đối với nhập cảnh cho phù hợp tình hình; các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động triển khai công tác phối hợp với Bộ VH,TT&DL tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn bảo đảm an toàn, hiệu quả, thuận lợi cho du khách. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh; đề cao ý thức người dân tự giác thực hiện 5K. Phối hợp với Bộ Y tế và các chuyên gia y tế tăng cường công tác thông tin truyền thông về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, việc học sinh đi học tập trung trở lại, đưa tin đầy đủ và khoa học về việc điều trị F0, ảnh hưởng hậu COVID.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Đặt yếu tố địa lý, lịch sử trong xây dựng quy hoạch và định vị nền kinh tế Quảng Trị

Lê Minh |

Đó là ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang tại buổi làm việc với Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) về phản biện sơ bộ định hướng quy hoạch và báo cáo nghiên cứu định vị kinh tế cấp cao tỉnh Quảng Trị của tư vấn Sakae (Singapore) vào chiều nay 2/3. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng tham dự làm việc.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhân ngày truyền thống

Phước Trung - Văn Cường |

Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 3/3 (1959 - 2022) và 33 năm Ngày Biên phòng toàn dân 3/3 (1989 - 2022), ngày 3/3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang đến thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị làm việc với TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Phú Mỹ Hưng

BA |

Ngày 27/2, đoàn công tác tỉnh Quảng Trị do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang làm trưởng đoàn, cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lê Thị Lan Hương đã làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về thu hút đầu tư, phát triển KT- XH, kinh nghiệm phòng chống COVID-19 và các hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi làm việc với đoàn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Mong muốn đầu tư các VSIP ở Quảng Trị, Cần Thơ, Quảng Nam

TL |

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 24- 26/2, tại buổi đối thoại doanh nghiệp Việt Nam- Singapore chiều tối 25/2, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Trên cơ sở thành công của các khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP), biểu tượng trong hợp tác kinh tế hai nước, mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư các VSIP ở các địa phương khác như Quảng Trị, Cần Thơ, Quảng Nam, đồng thời mở rộng một số dự án khác như tại Nghệ An, Quảng Ngãi.