Đó là quy định nổi bật của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân việt nam 2019.
Từ ngày 1/7, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có hiệu lực quy định cho phép người dân chỉ cần có thẻ căn cước công dân có thể làm hộ chiếu tại bất kì nơi đâu. Người làm hộ chiếu cũng không cần có sổ KT3 như trước đây đối với ai làm hộ chiếu tại nơi tạm trú.
Theo đó, người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Nếu có thể căn cước thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi.
Người làm hộ chiếu cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định nộp tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bất kỳ nơi nào.
Từ 1/7, nhiều loại hộ chiếu (Hộ chiếu ngoại giao; Hộ chiếu công vụ; Hộ chiếu phổ thông) cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được gắn chíp điện tử. Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.
Từ ngày 1/7, Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có hiệu lực thi hành không còn khái niệm họp bất thường trong hoạt động của Chính phủ, HĐND và UBND mà thay vào đó sẽ là họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
Về tiêu chuẩn của đại biểu HĐND Luật này bổ sung: "Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam". Số đại biểu HĐND TP.Hà Nội, TP.HCM được bầu là 95 đại biểu (hiện nay là 105 đại biểu). Số lượng Phó chủ tịch UBND xã loại II sẽ có không quá 2 người (đã được tăng thêm 1 người so với quy định hiện hành).
(Nguồn: Phụ nữ mới)