Vaccine COVID-19 nhập khẩu sẽ được ưu tiên cho những vùng nào?

Thùy Linh |

Hiện Bộ Y tế đã đàm phán thành công và sẽ có ít nhất 60 triệu liều vaccine COVID-19 trong năm 2021 để tiêm ngừa COVID-19 trong cộng đồng, trước hết ở những vùng nguy cơ cao. Vậy công tác chuẩn bị cho tiêm loại vaccine này phải được triển khai như thế nào?

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sắp tới, chúng ta sẽ có những điểm tập kết vaccine COVID-19, phân bố đến các tỉnh thành trong cả nước.

Vì vậy, ngành y tế cần có chỉ đạo, công tác tập huấn, đánh giá, hướng dẫn kỹ thuật tiêm ngừa vaccine COVID-19.

"Tôi đề nghị giao Cục Y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM xây dựng giáo trình, tổ chức tập huấn để khi có vaccine, tiêm chủng với mật độ lớn cho cộng đồng dân cư, phải có người tham gia chứ không chỉ lực lượng y tế dự phòng", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị.

Tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 tại Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn
Tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 tại Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn

Liên quan đến vấn đề vaccine COVID-19, sáng 19.2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay Bộ Y tế tích cực, khẩn trương phối hợp với các tổ chức, với các đơn vị sản xuất vaccine để đàm phán sớm có vaccine.

Theo Bộ Y tế, ước tính trong năm 2021, để bảo đảm tiêm đủ cho dân số, phải lên tới 150 triệu liều vaccine. Bộ Y tế đã đàm phán với các đơn vị, với COVAX, có cam kết 30 triệu liều trong năm 2021, dành cho 6 tháng cuối năm 2021. Bộ Y tế cũng đã tiến hành cam kết với AstraZeneca là nhập khẩu 30 triệu liều. Như vậy, tổng số trong năm 2021 Việt Nam có 60 triệu liều.

Về việc sử dụng, Việt Nam cũng tuân thủ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định pháp luật có liên quan về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ưu tiên tiêm cho khu vực có dịch và có nguy cơ cao. Bộ Y tế sẽ có báo cáo với Chính phủ, để bảo đảm có hiệu quả trong phòng, chống dịch.

Về cơ chế cấp phép, Bộ Y tế đã thực hiện cơ chế nhập khẩu vaccine khẩn cấp. Trong vòng năm ngày, Bộ Y tế phải thực hiện tất cả quy trình hồ sơ, dữ liệu lâm sàng, chất lượng vaccine để cấp phép sớm, trên tinh thần giảm tối đa thủ tục hành chính theo cơ chế khẩn cấp và có chỉ đạo quyết liệt với việc cấp phép này.

“Chúng tôi khuyến khích các đơn vị có nguồn vaccine có thể trao đổi chặt chẽ với Bộ Y tế trong vấn đề nhập khẩu để bảo đảm có vaccine cho người dân. Chúng ta cố gắng bảo đảm trong năm 2021, người dân Việt Nam được tiếp cận vaccine đầy đủ để tái khởi động nền kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Bộ Y tế cho biết hiện các ổ dịch lớn như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh cơ bản được kiểm soát. Các ổ dịch khác (Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và Gia Lai) không ghi nhận ca mắc trong vòng 7-20 ngày qua.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Vaccine COVID-19 của Việt Nam an toàn, miễn dịch tốt, kể cả với chủng biến thể

Thanh Mai |

Bước đầu các chuyên gia đánh giá, vaccine Nano Covax an toàn, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, có tác dụng với virus SARS-CoV-2, kể cả chủng biến thể.

Các tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam

Đình Nam |

Ngày 5/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp các Trưởng đại diện UNDP, UNICEF, WHO tại Việt Nam.

Vì sao một số người được tiêm vaccine vẫn dương tính với virus SARS-CoV-2?

Kiều Anh |

Vaccine sẽ không bảo vệ chúng ta hoàn toàn và ngay lập tức trước dịch bệnh Covid-19. Điều đó tức là những người được tiêm vaccine vẫn có khả năng bị lây nhiễm và dương tính với virus này.

Hoàn tất thủ tục nhập khẩu vaccine COVID-19 đầu tiên vào Việt Nam

L. Sơn |

Bộ Y tế vừa ra quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine của AstraZeneca cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.