90% DN ở Đà Nẵng phục hồi sản xuất

Minh Trang |

Đến nay, 90% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của TP. Đà Nẵng đã quay trở lại hoạt động và đẩy nhanh tiến độ sản xuất với hy vọng tăng trưởng tương đương năm 2020.


Kỳ vọng phục hồi trong những tháng cuối năm

Bà Dương Thị Thu Vân, Tổng quản lý Công ty TNHH MTV Hệ thống & Cáp điện Bumhan (khu công nghiệp Hòa Khánh, TP. Đà Nẵng), cho biết trong thời gian Đà Nẵng thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, toàn bộ công nhân của công ty phải nghỉ tại nhà, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tạm dừng.

Thời gian đó, công ty đã ban hành công văn gửi đến các đối tác về sự chậm trễ của đơn hàng. Ước tính dịch bệnh đã khiến doanh thu của đơn vị sụt giảm 30% đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công nhân công ty HOSO thực hiện nghiêm 5K trong quá trình sản xuất. Ảnh: VGP/Minh Trang
Công nhân công ty HOSO thực hiện nghiêm 5K trong quá trình sản xuất. Ảnh: VGP/Minh Trang

“Ngay sau khi Đà Nẵng mở cửa lại, các đại lý, nhà phân phối tại TPHCM, Vũng Tàu, Hải Phòng đã kết nối, đặt hàng. Hiện công ty đang tăng tốc hoàn thành các đơn hàng. Hi vọng nếu dịch bệnh được kiểm soát, công ty phục hồi hoạt động xuất khẩu sang Hàn Quốc”, bà Vân nói.

Đồng thời, bà Vân cũng chia sẻ công ty đã được tiếp cận gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết 116; được chính quyền thành phố hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều nhu yếu phẩm và tiền mặt đối với các trường hợp F1, F2 là người lao động của công ty khi bị cách ly tại nơi cư trú; từ đó giúp người lao động bớt lo lắng và trang trải được một phần cuộc sống trong thời điểm khó khăn.

 “Chúng tôi rất ủng hộ các gói chính sách của Chính phủ trong việc nỗ lực phục hồi nền kinh tế và rất trông chờ vào việc được tiếp cận các gói chính sách về tiền thuê đất, thuế, phí và lệ phí. Đặc biệt là tiền thuê đất nếu được giảm sẽ giúp chúng bớt gánh nặng rất lớn về tài chính, trong thời gian khủng hoảng như thế này”, bà Vân đề cập.

Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất gia công khung gỗ, hàng gia dụng, ông Seiryu Daie, Giám đốc kỹ thuật Công ty HOSO Việt Nam chia sẻ công ty đang nỗ lực phục hồi sản xuất, phấn đấu tương đương năm 2020. Khó khăn lớn nhất của công ty HOSO Việt Nam là  nguyên vật liệu đang bị giao chậm, chi phí vận chuyển tăng.

Ông Yoo Hoil, Tổng Giám đốc Công ty may xuất khẩu PI VINA (TP. Đà Nẵng) đánh giá rất cao những nỗ lực của Chính phủ và thành phố đã hỗ trợ các chính sách, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. Đến nay 98% công nhân cảu Công ty PI VINA đã tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19 và 85% đã được tiêm 2 mũi. Qua rà soát, thống kê tại công ty có 1.010/1.050 người  được hưởng lợi từ gói 38.000 tỷ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Công ty PI VINA đang có kế hoạch mở rộng thêm dây chuyền sản xuất nhưng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng công nhân mới. "Chúng tôi mong muốn được kết nối với các cơ sở đào tạo nghề, chính quyền, đoàn thể xã hội để hỗ trợ tuyển dụng người lao động", ông Yoo Hoil bày tỏ.

Thúc đẩy tiêm vaccine và đơn giản hóa thủ tục hành chính

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, áp dụng các biện pháp theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, TP. Đà Nẵng đã mở cửa trở lại, việc lưu thông hàng hóa dần ổn định, tuy nhiên theo quy định của Thành phố yêu cầu công dân khi tham gia các hoạt động phải tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày. Theo thống kê, tại các khu công nghiệp, tỷ lệ người lao động được tiêm ít nhất 1 mũi là hơn 80%. Do đó, các doanh nghiệp tuy đã quay lại sản xuất nhưng chưa đạt được công suất hoạt động tối đa.

Đến nay, 98% công nhân Công ty may PI VINA đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1. Ảnh: VGP/Minh Trang
Đến nay, 98% công nhân Công ty may PI VINA đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1. Ảnh: VGP/Minh Trang

Ban quản lý tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh lưu thông và tiêu thụ hàng hóa; tiêm vaccine, hỗ trợ đi lại và xét nghiệm cho người lao động; đơn giản hóa thủ tục và đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch.

DN được tạo điều kiện thuận lợi tối đa khi thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng để phục hồi và phát triển sản xuất; đơn giản hóa thủ tục hành chính cho chuyên gia, lao động kỹ thuật cao là người nước ngoài nhập cảnh, nhất là các trường hợp đã được cấp giấy phép lao động.

(Nguồn: Chính phủ)

TAGS

'Chìa khóa' để doanh nghiệp thu hút người lao động quay lại làm việc

Thu Cúc |

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp (DN) phía Nam đã chủ động lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới và xây dựng nhiều chế độ ưu đãi, tạo thuận lợi để người lao động (NLĐ) yên tâm quay trở lại làm việc.

Giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động

Thu Cúc |

Bên cạnh các chính sách có tính chất bao phủ, lâu dài, Bộ LĐTB&XH đang xây dựng các phương án rất cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp cân đối nguồn lao động, phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Bộ cũng đã tính đến phương án huy động lực lượng lao động từ các trường nghề, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, kết nối, phát triển nguồn lao động từ bộ đội, công an xuất ngũ… Khi địa phương thiếu lực lượng lao động có thể huy động lực lượng sinh viên tham gia sản xuất với hình thức vừa học vừa làm, bảo đảm đúng các quy định về pháp luật việc làm.

Chính phủ Lào nỗ lực tìm kiếm việc làm cho người lao động

Tổng hợp |

Chính phủ Lào đang có kế hoạch tuyển dụng lao động vừa trở về từ nước ngoài vào các dự án phát triển trong nước để tăng thêm số lượng việc làm.

Hơn 134.000 lao động trở lại TPHCM làm việc

Mạnh Hùng |

Ngày 18/10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM tổ chức họp báo thông tin công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố. Lãnh đạo Sở LĐTB&XH cho biết hiện có khoảng 134.850 người lao động quay trở lại làm việc.