Cam Lộ đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Thanh Hải |

Chuyển đổi số đã trở thành xu thế, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội số. Thời gian qua, chuyển đổi số ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã được người dân, doanh nghiệp ủng hộ, tham gia tích cực, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới.


Xác định mục tiêu của chuyển đổi số nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Cam Lộ đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

Đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã được trang bị máy tính; 100% cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã có mạng nội bộ LAN và internet cáp quang. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ giáo dục, y tế, tài chính, thuế, ngân hàng,... được đầu tư trang bị khá tốt, đáp ứng tốt nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động, kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp.

Cổng Thông tin điện tử của huyện đã được nâng cấp, hoạt động tốt, cung cấp nhiều thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. 100% văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của huyện được cập nhật, bảo đảm hệ thống chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin thông suốt từ UBND huyện đến các đơn vị trực thuộc.

Hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử để thực hiện chuyển đổi số ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ - Ảnh: N.T.H
Hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử để thực hiện chuyển đổi số ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ - Ảnh: N.T.H

Dịch vụ công trực tuyến được phổ biến rộng rãi. Ứng dụng một cửa điện tử được huyện triển khai hiệu quả đến 100% cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn và được tích hợp kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong giải quyết thủ tục hành chính và công việc hành chính.

Bên cạnh đó, huyện Cam Lộ đã chỉ đạo phổ cập cung cấp dịch vụ mạng 4G, 5G đến 100% hộ gia đình; phổ cập điện thoại thông minh đến 90% hộ gia đình.

Triển khai thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn huyện.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về chuyển đổi số trong Nhân dân và xã hội nhằm tăng khả năng kết nối của người dân đối với xã hội số, nâng cao nhận thức, kỹ năng công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân.

Thông qua 87 tổ công nghệ số cộng đồng, với 570 thành viên hoạt động để chuyển tải các nội dung mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số trong cộng đồng dân cư, các tổ chuyển đổi số đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng như cài đặt định danh cá nhân, thanh toán không dùng tiền mặt; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuyên truyền cải cách hành chính, chuyển đổi số cho người dân.

Đồng thời, huyện Cam Lộ cũng đã chỉ đạo thực hiện mô hình ứng dụng thanh toán số, áp dụng chữ ký số cá nhân của Viettel để phối hợp triển khai mô hình “xã chuyển đổi số”.

Các ngành y tế, giáo dục, văn hoá,... từng bước sử dụng các ứng dụng chuyên ngành vào công tác quản lý, khám, chữa bệnh, dạy học, an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, phục vụ người dân.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính cạnh tranh và tạo ra giá trị mới cho sản xuất, kinh doanh, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của huyện lên sàn thương mại điện tử.

Đẩy mạnh triển khai hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt qua các ứng dụng VNPT money, Viettel pay, E-Mobile Banking, thẻ/tài khoản ngân hàng, QR pay, zalo pay... trong các trường học, y tế, cửa hàng thương mại, dịch vụ điện, nước...

Thực hiện sử dụng hoá đơn, biên lai thu các loại phí, lệ phí điện tử trong giao dịch thủ tục hành chính, kinh doanh, mua sắm. Qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân, giảm chi phí, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã được hỗ trợ, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho người dân, tăng khả năng tiếp cận thị trường. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, bán hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số như livetream, bán hàng online,...

Nhờ quan tâm đầu tư hạ tầng số và các nền tảng số; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, nên công tác chuyển đổi số ở huyện Cam Lộ đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế số, xã hội số có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Thời gian tới, huyện Cam Lộ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về chuyển đổi số, chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, bảo đảm an toàn an ninh mạng, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số trên địa bàn.

Phát huy vai trò xung kích của các tổ công nghệ số cộng đồng xã, thị trấn và cấp thôn; lan toả, nhân rộng những sáng kiến, cách làm, mô hình hay về chuyển đổi số trong cộng đồng và xã hội, phấn đấu đưa toàn bộ dịch vụ công lên nền tảng số, thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả, góp phần xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số ở trình độ cao.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Hướng Hóa

MLê An |

Xác định chuyển đổi số là giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai nhiều giải pháp, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, tiến tới chính quyền số.

Vinh danh 4 tập thể và 11 cá nhân xuất sắc phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Hoàng Toàn |

Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm nay được trao cho 4 tập thể và 11 cá nhân xuất sắc trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hoá...

Lao động tự do ở Lao Bảo chủ động chuyển đổi sinh kế

Thủy Ba |

Tận dụng lợi thế gần Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, những năm qua, nhiều người dân ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) sang Lào buôn bán ở các khu vực như chợ Ca Rôn, Vi Lả, tỉnh Savannakhet. Tuy nhiên, từ sau COVID-19 đến nay, việc làm ăn gặp khó khăn nên số lao động người địa phương sang Lào làm việc giảm gần một nửa. Trước tình hình đó, nhiều người đã chủ động chuyển đổi sinh kế để tạo việc làm và thu nhập ổn định.

Xây dựng đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số

Tiến Sỹ |

Để từng bước xây dựng đô thị thông minh, thời gian qua thành phố Đông Hà đã triển khai Đề án xây dựng đô thị thông minh thành phố Đông Hà giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó chú trọng xây dựng đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực.